Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 40 - 43)

Từ hai trường hợp điển hình từ thế giới, có thể rút ra một số kinh nghiệm tham khảo về quản lý nợ nước ngoài như sau:

- Cân đối chi tiêu công, tránh thâm hụt ngân sách. Bài học từ Hy Lạp cho thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra khủng hoảng nợ là vấn đề thâm hụt ngân sách kéo dài. Do vậy cần khuyến khích tiết kiệm và có kế hoạch chi tiêu hợp lý trong khu vực công. Phải hoạch định và xây dựng chiến lược nợ công trên cơ sở các dự án cụ thể, kết hợp với các tính toán nhu cầu chi tiêu và kế hoạch thu ngân sách hợp lý, hạn chế xảy ra tình trạng vay nước ngoài để bù đắp ngân sách.

- Tận dụng nguồn vốn hỗ trợ dài hạn có ưu đãi, duy trì cơ cấu nợ phù hợp với năng lực trả nợ trong từng thời kỳ cụ thể, trong đó chú ý tỷ lệ nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn quá nhiều sẽ tạo áp lực trả nợ trong ngắn hạn, chính phủ khó chủ động trong việc huy động nguồn trả, dẫn đến phải tiếp tục vay thêm nợ. Việc đảo nợ sẽ gia tăng gánh nặng nợ, có nguy cơ rơi vào vòng xoáy nợ nần như trường hợp Hy Lạp.

- Đa dạng hóa kênh huy động vốn, giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay nước ngoài, trong đó chú ý nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu và FDI. Phát triển quy mô thị trường chứng khoán cần thực hiện song song với việc xây dựng và hoàn thiện thể chế, tạo ra khuôn khổ pháp lý nhằm quản lý hoạt động giao dịch trên thị trường vốn có hiệu quả, lành mạnh, trước tiên là cần phải ban hành luật về chứng khoán.

hóa giao dịch vốn trong khi nhiều doanh nghiệp trong nước năng lực còn yếu kém, rủi ro không trả được nợ cao, không những gây ảnh hưởng lên tăng trưởng kinh tế chung còn khiến sụt giảm hệ số tín nhiệm của quốc gia. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cấm đoán thành phần kinh tế này tiếp cận nguồn vốn bên ngoài. Hàm ý ở đây là việc tự do hóa giao dịch vốn cần có một lộ trình thích hợp. Lộ trình này phải cần bao nhiêu thời gian thì phải căn cứ vào năng lực quản lý của chính phủ đến đâu, có đảm bảo khống chế được nợ nước ngoài trong tầm kiểm soát của mình hay không.

- Cần minh bạch, công khai thông tin về nợ. Bài học vỡ nợ từ Hy Lạp đã cho thấy việc che giấu các thông tin tài khóa dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hy Lạp một thời gian dài đã che giấu các số liệu thực về nợ công để có thể gia nhập vào khối Liên minh Châu Âu. Khi sự việc bại lộ, dòng vốn đầu tư ngay lập tức đã dịch chuyển khỏi Hy Lạp, các tổ chức quốc tế hạ bậc tín nhiệm, vấn đề vay nợ vì thế mà khó khăn hơn.

- Cuối cùng, là việc cân đối nguồn ngoại tệ đảm bảo khả năng thanh toán kịp thời. Trung Quốc sở dĩ đảm bảo được nguồn ngoại tệ trả nợ bởi vì là một trong những nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Đây là thành công do chiến lược xuất khẩu hợp lý tạo ra. Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích xuất khẩu như trợ giá xuất khẩu, ưu đãi lãi suất và miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Hàng hóa giá rẻ là một ưu thế cạnh tranh nổi bật khiến Trung Quốc có thị trường tiêu thụ rộng khắp, xuất khẩu ròng dương có tác dụng cải thiện cán cân thanh toán đáng kể, khả năng trả nợ do đó cũng cao hơn.

Nhìn chung, mỗi một nền kinh tế trên thế giới có xuất phát điểm không giống nhau, nhu cầu vay nợ và khả năng quản lý nợ cũng khác nhau. Việc áp dụng các kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài từ một quốc gia khác chỉ có tính chất tham khảo, cần phải vận dụng linh hoạt cho phù hợp với tình hình cụ thể trong nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này trình bày cơ sở lý luận chung về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài và đã giải quyết được bốn vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, đưa ra các cách tiếp cận về khái niệm của thuật ngữ nợ nước ngoài ở Việt nam và Quỹ tiền tệ quốc tế, nêu ra những điểm khác nhau và so sánh chúng. Cách hiểu về nợ nước ngoài khác nhau sẽ liên quan đến công tác thống kê nợ của một quốc gia.

Thứ hai, phân tích mối liên quan giữa nợ nước ngoài với các biến số kinh tế vĩ mô, song song đó nêu bật được vai trò của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao, các vấn đề an sinh xã hội ở các nước đang và kém phát triển.

Thứ ba, thống kê các cách xác định mức an toàn nợ nước ngoài của hai tổ chức quốc tế là World Bank và IMF, đây là chuẩn mực mà các quốc gia trên thế giới hiện nay đang áp dụng.

Cuối cùng là đúc kết một số kinh nghiệm cho quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam từ hai trường hợp đối lập điển hình trên thế giới.

Chương 2

THỰC TRẠNG NỢ VÀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002-2012

2.1. THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2002- 2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nợ nước ngoài tại việt nam trong điều kiện hiện nay (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)