8. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở
tiểu học
1.3.2.1. Bồi dưỡng phương pháp công tác của GV-TPT Đội
- Cách ghi chép biên bản, thực hiện các sổ sách của Đội, dự thảo nghị quyết, báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết, thành tích, đăng ký thi đua, biên bản nghị quyết Đại hội Đội, lời điều khiển của chương trình hoạt động Đội, sinh hoạt sao nhi đồng dựa vào kế hoạch của Tổng phụ trách.
- Phương pháp tổ chức họp.
- Phương pháp xây dựng kế hoạch (theo chủ đề, kế hoạch tháng, kế hoạch thi đua).
- Phương pháp tổ chức và điều khiển sinh hoạt Đội, các hoạt động tập thể (sinh hoạt các cấp cán bộ Đội, đại hội Đội...).
- Phương pháp chỉ đạo và tổng kết kinh nghiệm.
1.3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức điều hành của Ban chỉ huy Đội
- Các thủ tục nghi lễ của Đội và phương pháp tổ chức: (lễ chào cờ, lễ kết nạp
Đội viên, lễ trưởng thành, lễ duyệt Đội, lễ phát động chủ đề, sinh hoạt Đội...).
- Sinh hoạt Đội: Bằng hình thức thi đua sôi nổi hấp dẫn giáo dục Đội viên theo mục tiêu của Đội. Sinh hoạt Đội có nhiều hình thức như: sinh hoạt thường kỳ, sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt bất thường, sinh hoạt vui chơi... có thể bồi dưỡng các kỹ năng như:
+ Cách tập hợp điều khiển buổi sinh hoạt Đội.
+ Cách điều khiển, tổ chức và hướng dẫn sao cho đơn vị thực hiện tốt nội dung chương trình đề ra.
+ Cách hướng dẫn đơn vị hoạt động vui chơi, văn nghệ tập thể. + Cách nhận xét, đánh giá.
- Đại hội Đội: Là cuộc sinh hoạt Đội nhằm phát huy quyền dân chủ, tự quản để lựa chọn Ban Chỉ huy và xây dựng nghị quyết của Đội.
Đại hội Đội mỗi năm một lần đối với liên Đội cũng như chi Đội. Cần bồi dưỡng về các nội dung:
+ Điều khiển nghi lễ thủ tục: tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, chào cờ, giới thiệu chủ tịch Đoàn điều khiển Đại hội.
+ Điều khiển Đại hội: (viết báo cáo tổng kết và phương hướng công tác
Đội, hướng dẫn đội viên thảo luận, bầu Ban chỉ huy Đội, thông qua nghị quyết Đại hội).
+ Tổ chức các hoạt động chào mừng (văn nghệ, trò chơi, thi báo tường...). - Hoạt động lớn của Đội: là những nội dung sinh hoạt mang màu sắc của Đội, được diễn ra trong thời gian dài như: Phát động chủ đề, hoạt động thi đua...
Mục đích: Tập hợp Đội viên, tạo phong trào thi đua cho đội viên rèn luyện theo chủ đề: Có thể bồi dưỡng những nội dung sau:
+ Công tác chuẩn bị cho hoạt động: Họp Ban chỉ huy Đội, định hướng nội dung và cơ sở vật chất phục vụ hoạt động, phổ biến nội dung hoạt động, phân công nhiệm vụ tới từng người trong Ban chỉ huy Đội.
+ Tổ chức hoạt động: Theo nội dung đã bàn, biết lựa chọn các hình thức cho phù hợp với nội dung, biết huy động và phối hợp các đội viên nòng cốt để tổ chức tốt hoạt động. Trong hoạt động, có kiểm tra đánh giá.
+ Sơ kết, tổng kết nội dung hoạt động: Đánh giá rút kinh nghiệm việc tổ chức điều hành các hoạt động, kết quả hoạt động...
1.3.2.3. Bồi dưỡng tác phong GV-TPT Đội
- Bồi dưỡng theo nhiệm vụ chuyên môn được phân công: Giúp các cán bộ phụ trách Đội thạo việc, hiểu người trong hoạt động chuyên môn và hoạt động chung, có bản lĩnh trong giao tiếp và phối hợp với người khác.
- Bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học. - Bồi dưỡng GV-TPT Đội trở thành những cán bộ quản lý mẫu mực, có kỹ năng nghiệp vụ, có uy tín trong tập thể.
1.3.2.4. Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội
- Nghi thức Đội và phương pháp hướng dẫn, thực hành nghi thức Đội. - Các phương pháp tổ chức trò chơi, dạy hát, dạy múa, tổ chức trại, hoạt động xã hội, tham quan...
- Các bài hát, điệu múa, trò chơi (nút dây, dấu đường, mật thư...).
Khi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ Đội cần chú ý các loại hình cho phù hợp như:
- Tập luyện cho Đội nòng cốt. - Thực hiện tập luyện chung.
- Tổ chức kiểm tra nghiệp vụ bằng hội thi...