8. Cấu trúc của luận văn
3.2.5. Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các liên đội nhằm hỗ trợ, giúp nhau cùng hoạt động tốt. Hoạt động này cũng nhằm tạo điều kiện cho các đồng chí tổng phụ trách được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm công tác. Tổ chức các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, vận động các nguồn lực xã hội còn để giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Đặc biệt, tổ chức các hình thức giao lưu, kết nghĩa giữa GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên với GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh, các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa qua đó, giúp GV-TPT Đội và học sinh có thêm hiểu biết về cuộc sống, có sự chia sẻ, đồng cảm với các hoàn cảnh khó khăn, tạo thêm động lực để phấn đấu vươn lên trong học tập và trong sự nghiệp.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, giao lưu học tập chuyên môn nhằm trang bị kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ phụ trách Đội, cán bộ Chỉ huy Đội, phụ trách Sao nhi đồng. Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ Đoàn làm công tác Đội, đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội, phụ trách thiếu nhi ở cơ sở được giao lưu, học tập kinh nghiệm từ các Liên đội bạn.
Hoạt động giao lưu, kết nghĩa giữa các liên đội tiểu học của thành phố Thái Nguyên hay giữa các liên đội ở thành phố với các liên đội ở các huyện, nhất là vùng sâu, vùng xa còn khó khăn được đẩy mạnh với nội dung và hình thức phong phú như: giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, trao đổi học hỏi kinh nghiệm, tặng quà...
Không chỉ GV-TPT Đội cần tổ chức giao lưu giữa các đơn vị mà cần tăng cường tổ chức và động viên thiếu nhi tham gia các hoạt động trại hè thiếu
nhi quốc tế do Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức, góp phần giúp thiếu nhi cũng như chính đội ngũ GV-TPT Đội được làm quen, học hỏi về văn hóa, phong tục tập quán của các nước, đồng thời quảng bá hình ảnh của đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Thực hiện kế hoạch về việc bồi dưỡng đội ngũ GV-TPT Đội thông qua tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa các trường trong thành phố và giữa thành phố với các địa phương trong toàn tỉnh.
Hướng dẫn thực hiện các chương trình phối kết hợp giữa các đơn vị bạn trong và ngoài ngành tổ chức giao lưu cho cán bộ phụ trách Đội và cán bộ các ngành khác.
Chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho CLB GV-TPT Đội có những sáng kiến và đóng góp mới trong việc liên kết tổ chức các hoạt động thường kỳ có sự tham gia và phối hợp của các doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài địa phương.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố nên tổ chức cho đội ngũ GV-TPT Đội trên địa bàn được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm với đội ngũ GV-TPT Đội các địa phương khác.
Công tác giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các CLB tổng phụ trách Đội cũng cần được các địa phương quan tâm thực hiện tốt.
3.2.6. Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức Hội thi GV-TPT Đội giỏi, Liên hoan phụ trách Đội
3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp
Hội thi “Giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi các cấp” là điều kiện thuận lợi để mỗi phụ trách Đội tự đánh giá mức độ hoàn thành chương trình rèn luyện đồng thời là dịp để phụ trách Đội được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong quá trình thực hiện chương trình rèn luyện phụ trách Đội.
Thực hiện Chương trình rèn luyện phụ trách Đội để tham gia “Hội thi giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi” là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục trong quá trình học tập, lao động, công tác và tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho thiếu nhi; việc đăng ký, thực hiện các nội dung trong chương trình rèn luyện phụ trách Đội phải theo định hướng chung của hội đồng cấp trên và thực hiện định kỳ hàng năm.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Tham gia các đợt kiểm tra, đánh giá, hội thi Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên được tổ chức định kỳ theo tinh thần Thông tư số 52/2012/TT-BGDĐT ngày 19/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh giỏi để được công nhận những danh hiệu phụ trách Đội tương ứng.
Kiểm tra công nhận danh hiệu “Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi” thông qua Hội thi giáo viên làm tổng phụ trách đội giỏi các cấp. Thông qua hội thi Hội đồng Đội thành phố có thể lồng ghép kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành chương trình rèn luyện phụ trách của các GV-TPT Đội.
Riêng những năm không tổ chức hội thi “Giáo viên làm tổng phụ trách Đội giỏi” thì có thể tổ lức Liên hoan phụ trách Đội giỏi hay định kỳ hàng năm thông qua việc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện chương trình năm học, Hội đồng Đội thành phố tham mưu, phối hợp với ngành giáo dục kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành Chương trình rèn luyện phụ trách của từng GV-TPT Đội. Đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể mà tổ chức các hình thức kiểm tra sao cho phù hợp, đa dạng, phong phú, tạo không khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong lực lượng phụ trách Đội.
3.2.6.3. Tổ chức thực hiện biện pháp
Phối hợp triển khai thực hiện tốt Điều lệ Hội thi “Giáo viên làm Tổng phụ trách Đội giỏi" các cấp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ phụ trách Đội
giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, nhiệt tình, yêu trẻ; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách Đội
Tiếp tục tham mưu, phối hợp thực hiện chế độ chính sách, công nhận, khen thưởng đối với đội ngũ giáo viên làm Tổng phụ trách Đội gắn với triển khai “Điều lệ hội thi giáo viên làm tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh giỏi” của Bộ GD&ĐT ban hành kèm theo Thông tư số 52/2012/TT-BGDĐT ngày 19/12/2012.
Hàng năm, Phòng GD&ĐT Hội đồng Đội thành phố chỉ đạo các Liên đội tổ chức Hội thi Phụ trách chi Đội giỏi. Thành lập Hội đồng Huấn luyện kỹ năng cán bộ Đội các cấp trên cơ sở hướng dẫn của Hội đồng Đội Trung ương.
Đến cuối năm học, căn cứ kết quả rèn luyện của từng phụ trách. Hội đồng Đội thành phố cần tổ chức công nhận hoàn thành chương trình rèn luyện phụ trách Đội bằng hình thức phát giấy chứng nhận qua đó ghi nhận kết quả rèn luyện của từng người, đồng thời là cơ sở để xếp loại liên đội, mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm học của từng cá nhân phụ trách Đội hay xem xét các giải thưởng, các hoạt động tôn vinh người phụ trách.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Trong quá trình thực hiện phải coi trọng rèn luyện cả về nhận thức, hành động, kĩ năng nghiệp vụ công tác Đội, chú trọng tự bồi dưỡng năng lực nhận thức, kĩ năng tổ chức, vận động thuyết phục của bản thân trong các hoạt động xã hội và hoạt động thiếu nhi theo phương châm: “Phụ trách Đội tự rèn luyện phấn đấu, nhà trường, tổ chức Đoàn, Đội tạo môi trường”.
Chủ động sưu tầm tư liệu, tài liệu học tập để nâng cao hiểu biết và trình độ kỹ năng nghiệp vụ.
Hình thức kiểm tra cần vận dụng sáng tạo thông qua các hoạt động thi trắc nghiệm, thi viết, thi vấn đáp, hái hoa dân chủ, thi thực hành; thi theo tập thể hoặc cá nhân; thông qua điểm kiểm tra, kết quả sinh hoạt, hoạt động Đội trong năm, sân chơi… Quá trình kiểm tra, đánh giá cần coi trọng
chất lượng, hiệu quả giáo dục, tránh các biểu hiện mang hình thức, chạy theo số lượng.
Hội đồng Đội thành phố cần cụ thể các nội dung thi GV-TPT Đội giỏi thành từng tiêu chí rèn luyện cụ thể để đánh giá kết quả rèn luyện một cách khách quan, khoa học đảm bảo chất lượng, hiệu quả.