8. Cấu trúc của luận văn
2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế
Kết quả của các tồn tại hạn chế này đã được trình bày cụ thể qua các bảng số liệu và nhận xét đánh giá ở trên. Tuy nhiên, nguyên nhân của nó có thể kể đến các lý do sau:
2.4.3.1. Về công tác chỉ đạo
+ Công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV-TPT Đội đã được tổ chức thường xuyên xong còn chậm đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức.
+ Sự quan tâm, dành nguồn lực của Đoàn cho công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội còn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.
+ Quá trình tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu lý luận, xây dựng mô hình và các giải pháp chỉ đạo thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi còn yếu, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
2.4.3.2. Về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính hấp dẫn của phong trào
+ Nội dung hoạt động Đội chưa theo kịp với sự biến đổi nhận thức, tâm sinh lý của thiếu nhi, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới đất nước. Việc đổi mới nội dung hoạt động Đội chưa được quan tâm đầu tư, chưa có chiều sâu và tính chiến lược. Chưa có nhiều phong trào, cuộc vận động mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn được phát động trong nhiệm kỳ qua.
+ Phương thức tổ chức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi thiếu nhi ở nhiều liên đội còn mang tính lối mòn, kém linh hoạt, sinh động, mới tiếp cận
được với bộ phận thiếu nhi tiên tiến, còn đối với các em chậm tiến thì còn thiếu hình thức phù hợp.
+ Sự phối hợp với các cơ quan truyền thông chưa thực sự đồng bộ và mạnh mẽ. Tiếp cận của tổ chức Đội với thiếu nhi thông qua các kênh thông tin hiện đại như blog, website, các forum và các mạng xã hội là chậm và chưa bắt kịp với sự phát triển công nghệ thông tin, nhu cầu và điều kiện tiếp cận thông tin của thiếu nhi.
+ Công tác Đội và phong trào thiếu nhi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng của thiếu nhi với quyền lợi của tập thể và trách nhiệm của cộng đồng.
2.4.3.3. Về củng cố tổ chức, xây dựng bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ
+ Hệ thống Hội đồng Đội địa phương hoạt động chưa hiệu quả; chưa tập hợp được đội ngũ phụ trách thiếu nhi hoặc đội ngũ phụ trách thiếu nhi ở địa bàn dân cư yếu, thiếu được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến tình trạng hoạt động Đội trên địa bàn dân cư còn yếu.
+ Việc lựa chọn bố trí GV-TPT Đội và công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên GV-TPT Đội chưa cao.
+ Sự tham gia của Đoàn, Đội tại địa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi như phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại, ngược đãi trẻ em… thiếu chủ động, chưa đem lại hiệu quả tích cực, chưa thể hiện rõ vai trò của tổ chức Đoàn, Đội.
+ Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, chặt chẽ nên hiệu quả còn hạn chế.
Kết luận chƣơng 2
Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều truyền thống tốt đẹp được giữ gìn từ thời ông cha, là một trong ba trung tâm giáo dục lớn nhất miền Bắc, với nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác Đoàn - Đội được lớn mạnh và phát triển.
Tiếp nối những dấu ấn lịch sử vẻ vang của thế hệ đi trước, đội ngũ cán bộ phụ trách công tác Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên luôn học tập không ngừng, có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bồi dưỡng trở thành một người cán bộ giỏi. Năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội cũng đã đạt ở mức độ tương đối tốt về cả phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn và những đặc thù của công tác Đội.
Cán bộ quản lý cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh công tác Đội bằng việc quản lý tốt các khâu trong tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT. Qua điều tra, xử lý số liệu và phân tích cho thấy, thực trạng CBQL công tác Đội cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Tuy nhiên, về năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội cần chú ý bồi dưỡng và khắc phục hạn chế ở năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động Đội và năng lực chăm sóc tâm lý thiếu nhi. Đồng thời, các cán bộ quản lý cũng cần có biện pháp khắc phục những thiếu sót trong khâu chỉ đạo tổ chức các nội dung cũng như phương pháp trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ
CÔNG TÁC ĐỘI CHO GV-TPT ĐỘI Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN