Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 90 - 96)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Thông qua bảng hỏi khảo nghiệm trên 53 GV-TPT và cán bộ quản lý công tác Đội bậc giáo dục tiểu học thành phố Thái Nguyên, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Kết quả mức độ đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT

Đội ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Nguyên

TT Các biện pháp Mức độ cần thiết Tính khả thi Điểm TB Thứ bậc Điểm TB Thứ bậc 1.

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ GV-TPT Đội về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

2.96 1 2.84 3 2.

Khảo sát, đánh giá năng lực nghiệp vụ công tác Đội của GV-TPT Đội để xác định nội dung, chương trình, tổ chức bồi dưỡng

2.85 4 2.75 7 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức tập huấn

GV-TPT Đội định kỳ hàng năm 2.84 5 2.85 2

4.

Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức giao ban GV-TPT Đội và sinh hoạt CLB GV-TPT Đội định kỳ hàng tháng

2.76 6 2.8 4

5. Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức giao

lưu, học tập kinh nghiệm 2.92 3 2.78 6

6. Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức Hội

thi GV-TPT Đội giỏi, Liên hoan phụ trách Đội 2.95 2 2.92 1 7. Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua hỗ trợ, cung

cấp tài liệu hướng dẫn 2.71 7 2.79 5

TB 2.86 2.82

Qua kết quả thống kê ở bảng số liệu trên, có thể nhận thấy việc đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của mỗi biện pháp có sự khác nhau.

Về mức độ cần thiết, cả 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết, trong đó các biện pháp (1): Nâng cao nhận thức của CBQL và đội ngũ GV-TPT Đội về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh và (6): Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức Hội thi GV-TPT Đội giỏi, Liên hoan phụ trách Đội được đánh giá cao hơn hẳn là 2.96 và 2.95 (cao hơn số điểm trung bình là 2.86). Tuy nhiên việc vận dụng các biện pháp này vào thực tiễn từng trường, từng liên đội tiểu học cần linh hoạt và sáng tạo, phía phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố cũng có thể bổ sung thêm những hoạt động cụ thể cho mỗi biện pháp để đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả.

Các biện pháp được đánh giá ít cấp thiết hơn là các biện pháp (7): Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua hỗ trợ, cung cấp tài liệu hướng dẫn và (4): Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức giao ban GV-TPT Đội và sinh hoạt CLB GV-TPT Đội định kỳ hàng tháng với số điểm 2.71 và 2.76 (thấp hơn số điểm trung bình là 2.86). Có thể nhận thấy việc bồi dưỡng công tác Đội tại bậc giáo dục tiểu học cần thiết được thực hiện bằng các biện pháp có tính thực tiễn, thực hành cao hơn là các biện pháp mang tính hình thức, sử dụng lý thuyết, sách vở, tài liệu…

Để có kết quả chi tiết và cụ thể hơn, tác giả tiến hành khảo sát tính khả thi của các biện pháp. Dựa trên số liệu đã thống kê ở bảng 3.1, tác giả thể hiện dưới dạng biểu đồ như sau:

Về tính khả thi, cả 7 biện pháp đề xuất đều được đánh giá là khả thi, thấp nhất là biện pháp (2): Khảo sát, đánh giá năng lực nghiệp vụ công tác Đội của GV - TPT Đội để xác định nội dung, chương trình, tổ chức bồi dưỡng với điểm số 2.75 và cao nhất là biện pháp (6): Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức Hội thi GV-TPT Đội giỏi, Liên hoan phụ trách Đội với điểm số 2.92. Các ý kiến đóng góp, đề xuất của đội ngũ GV-TPT và CBQL công tác Đội các cấp cho rằng, để các biện pháp đề xuất được khả thi thì chúng ta cần lưu ý đến các vấn đề như: xác định nội dung, chương trình, tổ chức bồi dưỡng, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một khâu quan trọng. Muốn có hành động tích cực thì trước hết phải có định hướng cụ thể bằng kế hoạch. Hiệu trưởng hay các CBQL các cấp cần đưa ra được những kế hoạch mang tính chiến lược về công tác bồi dưỡng GV-TPT Đội mang tính tổng quát để lồng ghép vào kế hoạch năm học của nhà trường, của địa phương.

Giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đưa ra, tác giả cũng quan tâm đến mối quan hệ của chúng. Để xác định sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề trên, tác giả sử dụng hệ số tương quan Spearman để tính toán:

R = 1- 2 2 6 ( 1) D N N Trong đó: R: là hệ số tương quan

D: là hiệu số thứ bậc giữa hai đại lượng N: là số đơn vị được nghiên cứu.

Thay các giá trị vào công thức ta có R = + 0.9

Tương quan này là thuận và rất chặt chẽ, điều đó khẳng định mức độ phù hợp giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp là rất cao, có giá trị trong thực tiễn.

Biểu đồ 3.3. Mối quan hệ giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Kết quả khảo sát đã khẳng định tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất. Mặc dù phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nhưng chúng tôi tin rằng các biện pháp có thể áp dụng một cách sáng tạo và phù hợp cho các địa phương khác trong tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT các trường tiểu học. Đó cũng là kết quả nhỏ bé mà đề tài có thể đóng góp được cho tỉnh nhà nói riêng và ngành giáo dục nói chung.

Kết luận chƣơng 3

Để thực hiện các biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV- TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phải thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Bám sát vào chức năng, nhiệm vụ của GV-TPT Đội - Quán triệt yêu cầu đổi mới của giáo dục tiểu học

- Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho GV-TPT

- Xuất phát từ thực trạng của bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho GV- TPT đội (đã được điều tra và phân tích kết quả ở chương 2).

Theo đó, các biện pháp phù hợp để tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là:

(1) Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ GV-TPT Đội về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

(2) Khảo sát, đánh giá năng lực nghiệp vụ công tác Đội của GV-TPT Đội để xác định nội dung, chương trình, tổ chức bồi dưỡng

(3) Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức tập huấn GV-TPT Đội định kỳ hàng năm

(4) Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức giao ban GV-TPT Đội và sinh hoạt CLB GV-TPT Đội định kỳ hàng tháng

(5) Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm (6) Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức Hội thi GV-TPT Đội giỏi, Liên hoan phụ trách Đội

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)