8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Quán triệt những nguyên tắc xây dựng biện pháp, tác giả đề xuất một số biện pháp chủ yếu để tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV – TPT
Đội trong các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên. Mỗi biện pháp có tính độc lập tương đối, đồng thời có quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Ở từng điều kiện và thời điểm khác nhau, vị trí của mỗi biện pháp có tầm quan trọng khác nhau, có khi biện pháp này là kết quả để thực hiện các biện pháp tiếp theo hoặc là điều kiện hỗ trợ để thực hiện biện pháp khác đạt hiệu quả. Việc nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và đội ngũ GV-TPT Đội về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cũng như khảo sát đánh giá đúng năng lực nghiệp vụ công tác Đội của đội ngũ GV-TPT Đội sẽ quyết định đến nội dung và chất lượng của các biện pháp còn lại. Hoặc thông qua kết quả tổ chức tập huấn, Hội thi GV-TPT Đội giỏi, Liên hoan GV-TPT Đội sẽ xác định chính xác hơn năng lực nghiệp vụ công tác Đội của đội ngũ GV-TPT Đội, từ đó xây dựng nội dung, chương trình, tài liệu bồi dưỡng GV-TPT Đội phù hợp hơn…
Tóm lại: Các biện pháp trình bày ở trên có quan hệ biện chứng, đan xen nhau, tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau và phát huy tác dụng của nhau để mang lại hiệu quả trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV-TPT Đội. Khi tổ chức thực hiện cần triển khai, tiến hành đồng bộ và nhất quán cả 7 biện pháp trong công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.