Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ GV-TPT Đội về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 74 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ GV-TPT Đội về

dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Để việc bồi dưỡng GV-TPT Đội có hiệu quả, người cán bộ quản lý công tác Đội phải quán triệt và cho đội ngũ GV-TPT Đội thấy được: chính họ là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng, có tính quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong các nhà trường. GV-TPT Đội phải thấy được vị trí, vai trò của mình trong xã hội và trong nền giáo dục, nhất là đối với công tác giáo dục, rèn luyện, hình thành nhân cách cho học sinh. GV- TPT Đội cũng cần có đầy đủ phầm chất và năng lực trong công tác và chính GV-TPT Đội phải tự học, tự bồi dưỡng không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ làm tốt công tác của một người cán bộ phụ trách Đội trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Người CBQL công tác Đội phải tác động để GV-TPT Đội nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đối với bản thân họ và mục tiêu phát triển của công tác Đội, phong trào thiếu nhi cũng như giáo dục tiểu học trong giai đoạn tiếp theo.

Trong bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác Đội, nếu người CBQL làm được điều này có nghĩa là làm cho GV-TPT Đội nhận thức đúng vấn đề và khi họ đã nhận thức được vấn đề thì việc các cấp quản lý tiến hành tổ chức bồi dưỡng và việc tự bồi dưỡng thường xuyên của GV-TPT Đội sẽ rất dễ dàng và có chất lượng.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền giáo dục về trách nhiệm của các cấp và cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng; về vai trò,

chức năng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ GV-TPT Đội chuyên nghiệp, tập trung vào các nội dung sau:

- Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của người GV-TPT Đội; xác định rõ việc học tập đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ quy định, học tập rèn luyện để thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công tác được giao, tạo điều kiện cho GV-TPT Đội được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc và kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- Hình thành nhận thức đúng về đào tạo, bồi dưỡng GV-TPT Đội là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc sao cho hiệu quả. Đó là “học để làm việc” và “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”.

- Thống nhất trong nhận thức, trong chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV-TPT Đội đó là một bộ phận của công tác cán bộ, chịu sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT cần được quán triệt về tư tưởng, nhận thức. Đó là việc làm quan trọng và cần thiết đầu tiên. Tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường cần hiểu rõ vấn đề, phải nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, của Nhà nước, của ngành và của địa phương về phát triển công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong toàn thành phố. Từ trong tư tưởng, nhận thức của mỗi người phải xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội. CBQL công tác Đội các cấp lại càng cần hiểu rõ thực tế địa phương. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội là mục tiêu, là điều kiện để nâng cao chất lượng công tác Đội, phong trào thiếu nhi đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường, là môi trường thuận lợi cho các em học tập và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)