Một vài nét về giáo dục tiểu học của thành phố Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 47 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Một vài nét về giáo dục tiểu học của thành phố Thái Nguyên

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Thái Nguyên, sự phối hợp của các phòng, ban ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên, trong những năm qua, giáo dục bậc tiểu học thành phố Thái Nguyên đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Tính đến hết năm học 2014-2015, thành phố Thái Nguyên có 35 trường tiểu học, trong đó có 01 trường liên cấp mới được thành lập (trường TH&THCS 915 Gia Sàng). Hệ thống trường lớp đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân các dân tộc thành phố, 25/35 trường tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.

Hàng năm các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động như phong trào thi đua "Hai tốt", phong trào "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", cuộc vận động "Hai không" với bốn nội dung... Bên cạnh đó, các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đã phối hợp với các tổ chức, các ban ngành, đoàn thể của tỉnh và thành phố tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về việc thực hiện an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma tuý, HIV/AIDS, bảo vệ môi trường...với nhiều hình thức phong phú, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xâm nhập học đường.

Giáo dục phổ thông là nền tảng của giáo dục quốc dân, là cơ sở vững chắc cho từng thời kỳ phát triển của thành phố. Vì vậy, với qui mô lớn về số lượng, chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học không ngừng được nâng lên. Đã từ lâu, thành phố Thái Nguyên là cái nôi đào tạo nhiều học sinh giỏi. Học sinh giỏi các cấp, đội tuyển học sinh của nhiều trường trong thành phố xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, Quốc gia. Các trường tiểu học thành phố đã biết phát huy sức mạnh truyền thống, tinh thần đoàn kết vượt khó khăn, hết lòng vì sự nghiệp trồng người của tập thể cán bộ giáo viên, công nhân viên trong toàn thành phố, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên về GD&ĐT trong thời kỳ mới.

Tương ứng với các trường tiểu học thì hiện nay, thành phố Thái Nguyên có 34 liên đội tiểu học và 01 liên đội liên cấp (tiểu học và Trung học cơ sở), với 35 GV-TPT Đội của các trường nói trên. Trong những năm qua, lực lượng GV-TPT Đội và phụ trách Đội đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả giáo dục của các nhà trường cũng như thành tích chung của công tác Đội, phong trào thiếu nhi thành phố Thái Nguyên. Ngoài tinh thần hăng say, tâm huyết với tuổi thơ, đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đã không ngừng phấn đấu rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, tích cực trong tổ chức, triển khai các phong trào, hoạt động Đội, sao nhi đồng, tạo môi trường để các em thiếu nhi được học tập, rèn luyện, vui chơi, từ đó hình thành, phát triển nhân cách đúng đắn.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hội nhập và phát triển, yêu cầu về chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ngày càng được nâng cao, do đó đội ngũ GV-TPT Đội đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện cho những chủ nhân tương lai của nước đất nước. Để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn, đòi hỏi người GV-TPT Đội không phải chỉ biết múa hát, tổ chức trò chơi; mà người GV-TPT Đội còn phải nắm vững các phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn, có kỹ năng tổ chức tốt… Đó cũng chính là những tiêu chí

để lựa chọn đội ngũ GV-TPT Đội tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Thành đoàn thành phố Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo nhiều phong trào, giải pháp nhằm tăng cường công tác phát triển, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách đội giỏi về chuyên môn, nhiệt huyết với công việc.

Bởi lẽ, là GV-TPT Đội cần phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhưng như thế vẫn chưa đủ mà phải hiểu trẻ đang cần gì và làm thế nào để trẻ tôn trọng, tin yêu, phải yêu thương quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, tạo cho trẻ một chỗ dựa tinh thần, sự gần gũi, quý trọng giúp cho trẻ ý thức sâu sắc về lối sống và mục đích của bản thân. Bên cạnh đó, GV-TPT Đội phải nắm chắc được cách thức tổ chức quản lý và điều hành công tác Đội: tổ chức quản lý bộ máy công tác Đội, tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ phụ trách và lực lượng chỉ huy đội; thiết kế, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động Đội.

Đến với Đội bằng tấm lòng yêu nghề và yêu trẻ là yêu cầu được đặt lên trên nhất và cũng là mục tiêu mà Phòng GD&ĐT và Thành Đoàn, Hội đồng Đội thành phố Thái Nguyên muốn phát huy cho đội ngũ cán bộ GV- TPT Đội. Có như vậy, người GV-TPT Đội mới dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công tác Đội, phong trào thiếu nhi, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với bầu nhiệt huyết với trẻ thơ, với kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động Đội vững chắc, người GV-TPT Đội sẽ góp công lớn trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tạo cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)