Nguyên tắc, phương pháp, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.3. Nguyên tắc, phương pháp, hình thức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác

Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học

1.3.3.1. Nguyên tắc bồi dưỡng

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên. Đặc biệt, người GV-TPT Đội phải được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý trên các nguyên tắc vừa đảm bảo tính hệ thống, vừa đảm bảo tính thực tiễn và phải có hiệu quả [16].

a. Nguyên tắc tính hệ thống

Sự thành công của một lĩnh vực, một đơn vị là sức mạnh tổng hợp của cả một hệ thống. Cần đảm bảo các biện pháp không mâu thuẫn nhau, không được tách rời, riêng rẽ mà phải tạo điều kiện hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ biện chứng chặt chẽ tạo thành một hệ thống chỉnh thể nhằm tác động tới nhiều mặt khác nhau của vấn đề đang được quản lý. Do vậy, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội phải đảm bảo tính đồng bộ thì mới đem lại tính khả thi và tính hiệu quả. Việc tổ chức bồi dưỡng phải được quản lý và giám sát chặt chẽ của cán bộ quản lý công tác Đội của ngành GD&ĐT và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

b. Nguyên tắc tính thực tiễn

Công tác bồi dưỡng cho GV-TPT Đội được đề xuất có tính đến các điều kiện, hoàn cảnh, môi trường khách quan, chủ quan của các nhà trường trong hiện tại và tương lai cũng như khả năng áp dụng các hoạt động bồi dưỡng đó trong thực tiễn. Tuy nhiên, việc thực hiện hoạt động bồi dưỡng phải đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng công tác Đội, không làm xáo trộn về tổ chức, không thay đổi thời gian, giờ giấc học tập, không ảnh hưởng tới các môn học trong nhà trường. Các hoạt động bồi dưỡng được khả thi chỉ khi có tính đến các điều kiện thực hiện.

c. Nguyên tắc tính hiệu quả

Các hoạt động bồi dưỡng nêu ra nhằm vào mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường thông qua việc tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội. Những hoạt động đó nêu ra nhằm vào việc từng bước cải tiến chất lượng và hiệu quả của các hoạt động công tác Đội tại nhà trường và địa phương. Xuất phát từ nguyên tắc tính hiệu quả, những hoạt động bồi dưỡng cần mang lại hiệu quả trong hoàn cảnh cụ thể và trong thời điểm nhất định.

1.3.3.2. Phương pháp bồi dưỡng

Công tác bồi dưỡng GV-TPT Đội chính là quá trình tổ chức học đi đôi với hành, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp bồi dưỡng khác nhau để đạt được mục tiêu, chất lượng GV-TPT Đội tại mỗi đơn vị. Có các phương pháp chủ yếu sau:

a. Phương pháp giảng giải thuyết trình

Đây là phương pháp giảng viên, báo cáo viên trực tiếp lên lớp, thuyết trình giảng giải cho học viên các vấn đề về nội dung công tác Đội và tổng phụ trách Đội. Lớp tập trung theo đợt ngắn ngày hay dài ngày (trong năm học hoặc

trong dịp hè) cần chú ý:

- Vừa dạy kiến thức, vừa hướng dẫn cách tổ chức thực hành để rèn kỹ năng công tác Đội cho chỉ huy như: phương pháp trực quan, luyện tập, ghi nhớ. - Các loại hình phù hợp với khả năng tổ chức của đơn vị: Lớp tập huấn sinh hoạt chủ đề, lớp bồi dưỡng chuyên đề, lớp bồi dưỡng định kỳ...

- Tổ chức lớp: Lên kế hoạch, xây dựng nội dung, chuẩn bị giáo viên phiên chế các lớp, tổ chức kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng, rút kinh nghiệm...

- Bài diễn giảng và thuyết trình của giảng viên được cấu trúc hợp lý, phù hợp với đối tượng học viên và phải được kết hợp với nhiều phương pháp khác như nêu vấn đề, thảo luận nhóm, xử lý tình huống vv…

b. Phương pháp thông qua dự án

Giảng viên dựa vào nội dung chương trình bồi dưỡng, thiết kế các dự án học tập, bồi dưỡng để học viên tham gia, tự hiện thông qua các dự án về hoạt động Đội, giúp giáo viên phát triển năng lực tổng phụ trách Đội.

c. Phương pháp trải nghiệm thực tế

- Giao nhiệm vụ đến từng GV-TPT Đội của các liên đội, có hướng dẫn cụ thể để các GV-TPT Đội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao song vẫn phải đảm bảo vừa sức, phù hợp với đối tượng.

- GV-TPT các liên đội sắp xếp lên kế hoạch, tổ chức thực hiện ở liên đội mình hoặc liên đội khác. Khi có hoạt động mới, có thể mời GV- TPT Đội liên đội khác cùng tham gia.

- Kiểm tra kỹ năng, thao tác của GV-TPT Đội về cách điều hành, hướng dẫn tổ chức hoạt động bằng cách giao nội dung hoạt động cho các GV-TPT Đội.

- Bồi dưỡng qua công tác thực tế đòi hỏi GV-TPT Đội phải biết vận dụng kiến thức đã được hướng dẫn vào thực tiễn. Do vậy có sự phối hợp chặt chẽ giữa các GV-TPT Đội kết hợp với công tác tự bồi dưỡng của phụ trách.

d. Phương pháp làm việc nhóm

Giảng viên sử dụng các loại hình nhóm học tập, giao nhiệm vụ học tập cho học viên, thông qua các nhóm học tập giúp học viên phát triển kĩ năng học tập hợp tác và năng lực công tác Đội.

e. Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Giảng viên sử dụng các trường hợp điển hình trong công tác Đội và công tác tổng phụ trách Đội để giáo viên tham gia tập huấn bồi dưỡng thực nghiệm và ứng xử qua đó phát triển năng lực cho giáo viên.

f. Phương pháp tự nghiên cứu

Sử dụng tài liệu bồi dưỡng như là một công cụ, phương tiện cơ bản giúp giáo viên phát triển năng lực công tác Đội và năng lực Tổng phụ trách Đội.

g. Phương pháp sử dụng tình huống và đóng vai

Giảng viên thiết kế các tình huống hoạt động Đội, tình huống thuộc nội dung công tác tổng phụ trách Đội để học viên trải nghiệm và xử lý, đóng vai qua đó hình thành phát triển năng lực cho học viên.

1.3.3.3. Hình thức bồi dưỡng a. Bồi dưỡng định kỳ

Cần có kế hoạch định kỳ để bồi dưỡng GV-TPT Đội vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học.

- Đầu năm học: Cần tổ chức bồi dưỡng phương pháp cách tổ chức điều khiển Đại hội Đội các cấp, phương pháp xây dựng, kế hoạch hoạt động, dự thảo nghị quyết, báo cáo, ghi chép sổ sách...

- Giữa năm: Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội như nghi thức, múa hát, trò chơi... và phương pháp hướng dẫn tổ chức điều khiển sinh hoạt tập thể...

- Cuối năm: Hướng dẫn phương pháp tổng hợp đánh giá thi đua, kiểm tra công nhận liên, chi Đội mạnh...

b. Bồi dưỡng thường xuyên

Có chương trình bồi dưỡng trong kế hoạch hoạt động của liên Đội ngay từ đầu năm học, theo các nhiệm vụ liên quan tới chức năng chuyên môn của từng uỷ viên và của từng cấp Đội. Xếp lịch bồi dưỡng thường xuyên theo tuần, tháng, học kỳ về nội dung hoạt động, biện pháp tiến hành và hướng dẫn nội dung yêu cầu cách tổ chức sinh hoạt Đội theo chủ điểm, chuyên đề, định kỳ...

c. Bồi dưỡng theo chuyên đề

Có thể tổ chức bồi dưỡng theo nhiệm vụ của từng cấp chỉ huy nhằm trao đổi rút kinh nghiệm, tổ chức hoạt động giữa các trường, tổ chức cho GV-TPT tham quan dự các giờ sinh hoạt hoặc hoạt động của các liên đội.

d. Bồi dưỡng thông qua việc tổ chức các hoạt động lớn:

Bằng các hoạt động chung của liên Đội, cần thu hút và phân công BCH các liên Đội bạn tham gia như: "Hội thi chi Đội trưởng giỏi", "Hội thi vẻ đẹp Đội viên", "Hội thi phụ trách Sao giỏi", "Hội trại, hội thi nghi thức..." Qua các hoạt động, với công việc được phân công, được tham gia quan sát, GV-TPT tự rút ra nhiều bài học thực tiễn quý giá.

1.4. Tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Đội cho giáo viên - Tổng phụ trách Đội

1.4.1. Mục tiêu tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội hướng tới mục đích huy động mọi nguồn lực bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng chuyên sâu về công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh cho giáo viên. Giúp GV-TPT Đội phát triển và hoàn thiện vốn kiến thức, kỹ năng, thái độ về công tác Đội với vai trò của một Tổng phụ trách Đội [23].

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học chính là tạo một hành trang vững vàng cho người cán bộ phụ trách công tác Đội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu sau:

+ Thực hiện chức năng quản lý hoạt động Đội, tổ chức hoạt động Đội ở trường tiểu học và chức năng giáo dục học sinh tiểu học thông qua các hoạt động Đội, trong đó chức năng giáo dục là chức năng chủ đạo, thể hiện qua việc giáo dục đội viên thông qua tổ chức hoạt động Đội; Bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội cho phụ trách chi đội, chỉ huy Đội; Tự rèn luyện, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ mọi mặt; Vận động, phối hợp các lực lượng giáo dục trong công tác giáo dục thiếu nhi.

+ Thực hiện tốt các nhiệm vụ: xây dựng tổ chức Đội. Cụ thể: xây dựng đội ngũ phụ trách chi đội, chi đội mạnh, xây dựng và kiện toàn Ban chỉ huy Đội các cấp, các nhóm nòng cốt. Đây là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa to lớn, quyết định chất lượng, hiệu quả công tác của GV - TPT Đội.

+ Chỉ đạo hoạt động toàn diện của Đội trên cơ sở phát huy vai trò tự quản của Đội. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của người GV - TPT Đội, gồm có 2 nội dung cơ bản là thiết kế nội dung, chương trình và lập kế hoạch thực hiện thực hiện hoạt động giáo dục của Đội và tổ chức, chỉ đạo các hoạt động cụ thể của toàn liên đội. Trong đó cần lưu ý các yêu cầu cơ bản, cũng như các bước tiến hành các hoạt động. Đồng thời cần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để đội viên hiểu biết sâu sắc chương trình, kế hoạch công tác của liên đội, tạo sự quan tâm ủng hộ hợp tác của Hội đồng sư phạm, phụ trách chi đội; tổ chức tốt công tác thi đua, chỉ đạo điểm, thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác của các đơn vị.

Giúp GV-TPT Đội có kĩ năng tham mưu với tổ chức Đảng, chính quyền nhà trường, phối hợp các ban, ngành đoàn thể và các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường để làm tốt công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng [23].

1.4.2. Nội dung tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho giáo viên - Tổng phụ trách Đội Tổng phụ trách Đội

1.4.2.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội

Trong quy trình các hoạt động bồi dưỡng thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề trước nhất và mang tính định hướng cho mọi hoạt động. Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

(1) Khảo sát tình hình đội ngũ GV-TPT Đội để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm. Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:

+ Phân loại theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực...

+ Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng hoàn chỉnh (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ)

+ Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng GV-TPT Đội mới ra trường, bồi dưỡng GV-TPT Đội lâu năm…

+ Phân loại theo tính chất và quy mô: bồi dưỡng GV-TPT Đội giỏi, bồi dưỡng đại trà…

+ Phân loại theo kế hoạch thời gian: bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng theo chuyên đề…

+ Phân loại theo chuẩn cán bộ phụ trách Đội.

(2) Xác định nhu cầu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng GV-TPT Đội từ đó xây dựng chương trình bồi dưỡng, các lực lượng bồi dưỡng. Nhà quản lý phải xây dựng được chương trình, nội dung bồi dưỡng sao cho phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực.

(3) Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng GV-TPT Đội đối với từng nội dung, đối tượng bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng cần hướng tới thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của GV-TPT Đội về hoạt động Đội và công tác tổng phụ trách Đội ở trường tiểu học.

Mục tiêu bồi dưỡng cần chỉ rõ sau bồi dưỡng thì đội ngũ GV-TPT Đội đạt được mức độ như thế nào so với các chuẩn của cán bộ phụ trách Đội.

(4) Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng GV-TPT Đội.

Đây là công việc chẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường, máy móc, thiết bị…) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học…

(5)Dự kiến các biện pháp thực hiện và hình thức thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.

Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình bồi dưỡng. Nó thể hiện việc tổ chức bồi dưỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại thành phố hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế… và cuối cùng là biện pháp đánh giá như thế nào (thi hay làm tiểu luận…).

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội

Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ), xác định đối tượng bồi dưỡng (bồi dưỡng cho ai), bồi dưỡng cái gì (nội dung chương trình bồi dưỡng), bồi dưỡng như thế nào (phương pháp và hình thức bồi dưỡng), bồi dưỡng với thời lượng bao nhiêu (kế hoạch bồi dưỡng)… tiến tới tổ chức việc thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. Về mặt nhân sự, vấn đề này được thể hiện trên hai mặt:

- Người được bồi dưỡng (các GV-TPT Đội được chọn, cử và được triệu tập tham gia khóa bồi dưỡng). Nó trả lời câu hỏi họ là ai, triệu tập họ như thế nào, số lượng là bao nhiêu… Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ người học trong hoạt động bồi dưỡng.

- Ai là giảng viên hoặc báo cáo viên trong lớp bồi dưỡng để phổ biến chủ trương đường lối và các quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành về phát triển giáo dục và những yêu cầu đổi mới, ai là báo cáo viên về thực tiễn công tác hoạt động Đội tại địa bàn… Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ người dạy trong hoạt động bồi dưỡng. Trong tổ chức bồi dưỡng công tác lựa chọn giảng viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng có tính chất quan trọng đối với hoạt động bồi dưỡng, việc lựa chọn giảng viên, báo cáo viên phải dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định để đảm bảo chất lượng giảng viên về trình độ chuyên môn và năng lực nghiệp vụ sư phạm và các kĩ năng tư vấn, hướng dẫn người học.

Điều quan trọng là giảng viên phải thiết kế được tài liệu bồi dưỡng hoặc lựa chọn tài liệu bồi dưỡng phù hợp với đối tượng và mục tiêu bồi dưỡng. Tài liệu bồi dưỡng phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận giúp cho GV-TPT Đội có thể tự học, tự nghiên cứu.

Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cần xây dựng các quy chế kiểm tra, giám sát, lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng.

Thứ hai, về tổ chức các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)