Những khó khăn trong công tác tổ chức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 67)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.6. Những khó khăn trong công tác tổ chức bồi dưỡng

Để xác định rõ hơn thực trạng của công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về những khó khăn đối với GV-TPT Đội và CBQL các cấp đã gặp phải. Kết quả thể hiện ở bảng 2.14.

Bảng 2.14. Những khó khăn trong công tác tổ chức bồi dƣỡng

TT Những khó khăn trong tổ chức bồi dƣỡng SL %

1. Hạn chế về năng lực tổ chức 15/53 28.3

2. Thiếu nguồn tài chính phục vụ bồi dưỡng 13/53 24.5

3. GV-TPT Đội chưa tham gia nhiệt tình với hoạt động bồi dưỡng 5/53 9.4

4. Thiếu những báo cáo viên có năng lực tập huấn bồi dưỡng 13/53 24.5

5. Nguyên nhân khác 0/53 0

Như vậy, nguyên nhân gây khó khăn trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội là do “Hạn chế về năng lực tổ chức” của các CBQL trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội (15 trên tổng số 53 ý kiến, chiếm 28.3%). Vấn đề về “Thiếu nguồn tài chính phục vụ bồi dưỡng” và “Thiếu những báo cáo viên có năng lực tập huấn bồi dưỡng”cũng là vấn đề nghiêm trọng gây khó khăn cho công tác bồi dưỡng (13 trên tổng số 53 ý kiến, chiếm 24.5%). Nhìn

chung, giữa các nguyên nhân này không có sự chênh lệch nhiều và ít nhiều đều ảnh hưởng đến quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học tại thành phố Thái Nguyên.

2.4. Đánh giá chung về công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trƣờng tiểu học của thành phố Thái Nguyên

2.4.1. Những ưu điểm

Xuyên suốt quá trình phân tích và đánh giá mức độ thực hiện của các nội dung, biện pháp; có thể nhận ra một số ưu điểm của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học của thành phố Thái Nguyên như sau:

- Đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội.

- Đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học của thành phố Thái Nguyên có năng lực tốt về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, phẩm chất hay đặc thù công tác GV-TPT Đội.

- CBQL công tác Đội cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố thực hiện tốt công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội.

- CBQL công tác Đội cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố tổ chức thực hiện tương đối tốt kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV- TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- CBQL công tác Đội cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố đã làm khá tốt trong khâu kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, đội ngũ GV-TPT Đội cũng như đội ngũ CBQL phụ trách công tác Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên còn có những tồn tại và hạn chế như sau:

- Đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học của thành phố Thái Nguyên chưa tốt về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động Đội và năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng.

- CBQL công tác Đội cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV- TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên chưa thật sự tốt ở các khâu chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình, lựa chọn giảng viên, chuẩn bị nguồn lực, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng…

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Kết quả của các tồn tại hạn chế này đã được trình bày cụ thể qua các bảng số liệu và nhận xét đánh giá ở trên. Tuy nhiên, nguyên nhân của nó có thể kể đến các lý do sau:

2.4.3.1. Về công tác chỉ đạo

+ Công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV-TPT Đội đã được tổ chức thường xuyên xong còn chậm đổi mới về nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp tổ chức.

+ Sự quan tâm, dành nguồn lực của Đoàn cho công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội còn chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra.

+ Quá trình tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, nghiên cứu lý luận, xây dựng mô hình và các giải pháp chỉ đạo thực tiễn công tác Đội và phong trào thiếu nhi còn yếu, chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.

2.4.3.2. Về đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính hấp dẫn của phong trào

+ Nội dung hoạt động Đội chưa theo kịp với sự biến đổi nhận thức, tâm sinh lý của thiếu nhi, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới đất nước. Việc đổi mới nội dung hoạt động Đội chưa được quan tâm đầu tư, chưa có chiều sâu và tính chiến lược. Chưa có nhiều phong trào, cuộc vận động mới đáp ứng yêu cầu thực tiễn được phát động trong nhiệm kỳ qua.

+ Phương thức tổ chức hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi thiếu nhi ở nhiều liên đội còn mang tính lối mòn, kém linh hoạt, sinh động, mới tiếp cận

được với bộ phận thiếu nhi tiên tiến, còn đối với các em chậm tiến thì còn thiếu hình thức phù hợp.

+ Sự phối hợp với các cơ quan truyền thông chưa thực sự đồng bộ và mạnh mẽ. Tiếp cận của tổ chức Đội với thiếu nhi thông qua các kênh thông tin hiện đại như blog, website, các forum và các mạng xã hội là chậm và chưa bắt kịp với sự phát triển công nghệ thông tin, nhu cầu và điều kiện tiếp cận thông tin của thiếu nhi.

+ Công tác Đội và phong trào thiếu nhi chưa đảm bảo hài hòa lợi ích, nhu cầu, nguyện vọng của thiếu nhi với quyền lợi của tập thể và trách nhiệm của cộng đồng.

2.4.3.3. Về củng cố tổ chức, xây dựng bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ

+ Hệ thống Hội đồng Đội địa phương hoạt động chưa hiệu quả; chưa tập hợp được đội ngũ phụ trách thiếu nhi hoặc đội ngũ phụ trách thiếu nhi ở địa bàn dân cư yếu, thiếu được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến tình trạng hoạt động Đội trên địa bàn dân cư còn yếu.

+ Việc lựa chọn bố trí GV-TPT Đội và công tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa, thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ phụ trách thiếu nhi chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nên GV-TPT Đội chưa cao.

+ Sự tham gia của Đoàn, Đội tại địa phương trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi như phòng, chống bạo lực học đường, xâm hại, ngược đãi trẻ em… thiếu chủ động, chưa đem lại hiệu quả tích cực, chưa thể hiện rõ vai trò của tổ chức Đoàn, Đội.

+ Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, Đoàn thanh niên và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng chưa cụ thể, thiếu đồng bộ, chặt chẽ nên hiệu quả còn hạn chế.

Kết luận chƣơng 2

Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều truyền thống tốt đẹp được giữ gìn từ thời ông cha, là một trong ba trung tâm giáo dục lớn nhất miền Bắc, với nhiều điều kiện thuận lợi cho công tác Đoàn - Đội được lớn mạnh và phát triển.

Tiếp nối những dấu ấn lịch sử vẻ vang của thế hệ đi trước, đội ngũ cán bộ phụ trách công tác Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên luôn học tập không ngừng, có nhận thức tốt về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc bồi dưỡng trở thành một người cán bộ giỏi. Năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội cũng đã đạt ở mức độ tương đối tốt về cả phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn và những đặc thù của công tác Đội.

Cán bộ quản lý cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh công tác Đội bằng việc quản lý tốt các khâu trong tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT. Qua điều tra, xử lý số liệu và phân tích cho thấy, thực trạng CBQL công tác Đội cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố thực hiện tốt công tác lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Tuy nhiên, về năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội cần chú ý bồi dưỡng và khắc phục hạn chế ở năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức hoạt động Đội và năng lực chăm sóc tâm lý thiếu nhi. Đồng thời, các cán bộ quản lý cũng cần có biện pháp khắc phục những thiếu sót trong khâu chỉ đạo tổ chức các nội dung cũng như phương pháp trong quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Chƣơng 3

BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG NGHIỆP VỤ

CÔNG TÁC ĐỘI CHO GV-TPT ĐỘI Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống

Việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học đòi hỏi phải có hệ thống, biện pháp đồng bộ, đặc biệt là ở địa bàn thành phố Thái Nguyên. Khi đề xuất các biện pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác Đội nói chung và GV-TPT Đội tại các trường tiểu học nói riêng, đồng thời phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đánh giá đúng thực trạng phong trào hoạt động Đội và đội ngũ GV-TPT Đội. Cần xem xét mối liên hệ tác động qua lại giữa các biện pháp và nhu cầu thực tiễn của việc phát triển đội ngũ GV-TPT Đội, tránh chủ quan, phiến diện, một chiều…

Biện pháp đưa ra để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học phải thống nhất được giữa yêu cầu đặt ra và khả năng thực hiện các tiêu chuẩn quy định. Biện pháp đề ra cần có tính logíc và có mối quan hệ mật thiết với nhau để đảm bảo tính hệ thống trong nguyên tắc lựa chọn biện pháp.

3.1.2. Đảm bảo tính phù hợp

Mỗi biện pháp khi đưa ra phải dựa trên những phân tích chính xác, khoa học về tình hình thực tiễn. Muốn đề xuất biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội có hiệu quả phải tìm hiểu cụ thể đặc điểm của địa phương, những vấn đề hiện tại của đội ngũ GV-TPT Đội và phải đề xuất được biện pháp mới để đội ngũ GV-TPT Đội luôn vững vàng về lập trường tư tưởng

chính trị, có phẩm chất và năng lực đáp ứng với tình hình và nhiệm vụ mới. Đòi hỏi phát triển trên sự kế thừa những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại, là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV-TPT Đội.

Đối tượng của giáo dục và quản lý giáo dục là con người nên khi đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục nói chung hay biện pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học nói riêng, để đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn và tính khả thi cao, chúng ta cần chú ý tới đặc điểm, sự phát triển tâm lý lứa tuổi của các đối tượng quản lý và sự tác động của các yếu tố bên ngoài vào quá trình phát triển của tổ chức.

Mỗi biện pháp quản lý khi đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến cả một tập thể. Biện pháp quản lý giáo dục còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả một thế hệ và tạo nên diện mạo nhân cách của thế hệ đó. Vì thế khi đưa ra các biện pháp quản lý giáo dục cần phải được cân nhắc, tính toán khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định mức độ cần thiết và tính khả thi của biện pháp trong điều kiện cho phép.

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học là yếu tố đòi hỏi tất yếu, khách quan đang được đội ngũ GV-TPT Đội và các CBQL công tác Đội quan tâm. Việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học yêu cầu chúng ta phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất nước và của địa phương. Những kết quả đã đạt được trong công tác bồi dưỡng GV-TPT Đội những năm vừa qua của Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố Thái Nguyên là bước đệm làm tiền đề cho việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải thẳng thắn nhìn ra những tồn tại, khiếm khuyết cần khắc phục để có biện pháp quản lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của các trường tiểu học nói riêng và của cả thành phố Thái Nguyên nói chung.

3.2. Các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ GV-TPT Đội về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Để việc bồi dưỡng GV-TPT Đội có hiệu quả, người cán bộ quản lý công tác Đội phải quán triệt và cho đội ngũ GV-TPT Đội thấy được: chính họ là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng, có tính quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong các nhà trường. GV-TPT Đội phải thấy được vị trí, vai trò của mình trong xã hội và trong nền giáo dục, nhất là đối với công tác giáo dục, rèn luyện, hình thành nhân cách cho học sinh. GV- TPT Đội cũng cần có đầy đủ phầm chất và năng lực trong công tác và chính GV-TPT Đội phải tự học, tự bồi dưỡng không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ làm tốt công tác của một người cán bộ phụ trách Đội trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Người CBQL công tác Đội phải tác động để GV-TPT Đội nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đối với bản thân họ và mục tiêu phát triển của công tác Đội, phong trào thiếu nhi cũng như giáo dục tiểu học trong giai đoạn tiếp theo.

Trong bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác Đội, nếu người CBQL làm được điều này có nghĩa là làm cho GV-TPT Đội nhận thức đúng vấn đề và khi họ đã nhận thức được vấn đề thì việc các cấp quản lý tiến hành tổ chức bồi dưỡng và việc tự bồi dưỡng thường xuyên của GV-TPT Đội sẽ rất dễ dàng và có chất lượng.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền giáo dục về trách nhiệm của các cấp và cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng; về vai trò,

chức năng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với nhiệm vụ xây dựng đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 67)