Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 73)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Đảm bảo tính kế thừa và phát triển

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học là yếu tố đòi hỏi tất yếu, khách quan đang được đội ngũ GV-TPT Đội và các CBQL công tác Đội quan tâm. Việc đề xuất các biện pháp bồi dưỡng công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học yêu cầu chúng ta phải đặt chúng trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của thời đại, của đất nước và của địa phương. Những kết quả đã đạt được trong công tác bồi dưỡng GV-TPT Đội những năm vừa qua của Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố Thái Nguyên là bước đệm làm tiền đề cho việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần phải thẳng thắn nhìn ra những tồn tại, khiếm khuyết cần khắc phục để có biện pháp quản lý sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của các trường tiểu học nói riêng và của cả thành phố Thái Nguyên nói chung.

3.2. Các biện pháp tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và đội ngũ GV-TPT Đội về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh dưỡng nghiệp vụ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Để việc bồi dưỡng GV-TPT Đội có hiệu quả, người cán bộ quản lý công tác Đội phải quán triệt và cho đội ngũ GV-TPT Đội thấy được: chính họ là lực lượng chủ yếu giữ vai trò quan trọng, có tính quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong các nhà trường. GV-TPT Đội phải thấy được vị trí, vai trò của mình trong xã hội và trong nền giáo dục, nhất là đối với công tác giáo dục, rèn luyện, hình thành nhân cách cho học sinh. GV- TPT Đội cũng cần có đầy đủ phầm chất và năng lực trong công tác và chính GV-TPT Đội phải tự học, tự bồi dưỡng không ngừng nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ làm tốt công tác của một người cán bộ phụ trách Đội trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Người CBQL công tác Đội phải tác động để GV-TPT Đội nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng đối với bản thân họ và mục tiêu phát triển của công tác Đội, phong trào thiếu nhi cũng như giáo dục tiểu học trong giai đoạn tiếp theo.

Trong bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác Đội, nếu người CBQL làm được điều này có nghĩa là làm cho GV-TPT Đội nhận thức đúng vấn đề và khi họ đã nhận thức được vấn đề thì việc các cấp quản lý tiến hành tổ chức bồi dưỡng và việc tự bồi dưỡng thường xuyên của GV-TPT Đội sẽ rất dễ dàng và có chất lượng.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

- Tổ chức các hoạt động phổ biến, tuyên truyền giáo dục về trách nhiệm của các cấp và cán bộ lãnh đạo, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng; về vai trò,

chức năng của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ GV-TPT Đội chuyên nghiệp, tập trung vào các nội dung sau:

- Quán triệt và nâng cao nhận thức về trách nhiệm, đề cao tinh thần học tập và tự học tập suốt đời của người GV-TPT Đội; xác định rõ việc học tập đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ quy định, học tập rèn luyện để thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ, công tác được giao, tạo điều kiện cho GV-TPT Đội được trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc và kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- Hình thành nhận thức đúng về đào tạo, bồi dưỡng GV-TPT Đội là trang bị kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc sao cho hiệu quả. Đó là “học để làm việc” và “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt”.

- Thống nhất trong nhận thức, trong chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng GV-TPT Đội đó là một bộ phận của công tác cán bộ, chịu sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT cần được quán triệt về tư tưởng, nhận thức. Đó là việc làm quan trọng và cần thiết đầu tiên. Tất cả cán bộ, giáo viên nhà trường cần hiểu rõ vấn đề, phải nắm được đường lối, chủ trương của Đảng, của Nhà nước, của ngành và của địa phương về phát triển công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong toàn thành phố. Từ trong tư tưởng, nhận thức của mỗi người phải xác định được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội. CBQL công tác Đội các cấp lại càng cần hiểu rõ thực tế địa phương. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội là mục tiêu, là điều kiện để nâng cao chất lượng công tác Đội, phong trào thiếu nhi đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường, là môi trường thuận lợi cho các em học tập và phát triển.

3.2.2. Tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực nghiệp vụ công tác Đội của GV - TPT Đội để xác định nội dung, chương trình, tổ chức bồi dưỡng TPT Đội để xác định nội dung, chương trình, tổ chức bồi dưỡng

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Đánh giá năng lực đội ngũ GV-TPT Đội là một trong những khâu quan trọng nhất của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho giáo viên - Tổng phụ trách Đội. Tổ chức khảo sát, đánh giá năng lực nghiệp vụ của GV-TPT Đội nhằm đánh giá thực trạng, những mặt tốt hoặc còn hạn chế về nghiệp vụ công tác Đội của đội ngũ giáo viên - Tổng phụ trách Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, từ đó xác định nội dung, chương trình, phương pháp phù hợp để tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ GV-TPT Đội, đảm bảo đúng nhu cầu, sát với thực tế.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Khảo sát, đánh giá năng lực nghiệp vụ của GV-TPT Đội là thông qua các biện pháp cụ thể nhằm nắm bắt thực trạng năng lực nghiệp vụ của đội ngũ GV- TPT Đội, phát hiện những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế, yếu kém về nghiệp vụ công tác Đội của đội ngũ giáo viên - Tổng phụ trách Đội, từ đó xác định nội dung, chương trình, biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ GV- TPT phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng GV-TPT và thực tiễn công tác Đội ở các liên đội tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Nội dung tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực của GV-TPT Đội gồm:

Khảo sát, đánh giá hiểu biết của GV-TPT Đội về lý luận, nghiệp vụ công tác Đội: Lý luận về công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng (gồm: Quan điểm giáo dục thiếu nhi của Đảng, Nhà nước; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội; các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi; Nghị quyết của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh; Tâm lý, phương

pháp giáo dục thiếu nhi); Hiểu biết về đất nước, Đảng, Tổ chức Đoàn, Hội, Đội; Công tác của giáo viên - Tổng phụ trách Đội…

Khảo sát, đánh giá kỹ năng của GV-TPT về nghiệp vụ công tác Đội: Hiểu biết về Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, Các kỹ năng và phương pháp tổ chức các hoạt động Đội; Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Ban Chỉ huy liên, chi đội, phụ trách Sao nhi đồng…

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Hàng năm, trước năm học và trước khi tổ chức tập huấn cho GV-TPT Đội định kỳ đầu năm học, Phòng GD&ĐT, Hội đồng Đội thành phố Thái Nguyên phối hợp tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng nghiệp vụ công tác Đội của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố thông qua phiếu khảo sát, tự đánh giá năng lực và nhu cầu nội dung cần được bồi dưỡng của GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố. Trên cơ sở đó phân tích thực trạng, phân loại đối tượng (GV-TPT mới hoặc đã qua nhiều năm công tác; được đào tạo bài bản hay chưa được đào tạo về nghiệp vụ công tác Đội…), từ đó lựa chọn nội dung, hình thức, xây dựng chương trình bồi dưỡng, tập huấn đầu năm học; đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cả năm học.

Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác Đội đầu năm học hoặc qua các buổi sinh hoạt CLB GV-TPT Đội định kỳ hàng tháng, Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố tiếp tục nắm bắt thực trạng kỹ năng, nghiệp vụ của đội ngũ GV-TPT Đội thông qua các hoạt động thực hành; tiến hành các bài kiểm tra nhỏ nắm bắt trình độ hiểu biết về lý luận, nghiệp vụ công tác Đội của GV-TPT, từ đó có kế hoạch tiếp tục bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, kỹ năng cho GV-TPT Đội trong năm học.

Hằng năm, Phòng giáo dục và Đào tạo, Hội đồng Đội thành phố phối hợp tổ chức kiểm tra thực tế hoạt động Đội ở các liên đội hoặc thông qua việc tham dự các hoạt động Đội ở các liên đội (do các liên đội mời dự), qua đó nắm bắt thực trạng công tác Đội và kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội của đội ngũ giáo viên- TPT Đội.

Hai năm một lần, Phòng GD&ĐT, Thành Đoàn, Hội đồng Đội thành phố phối hợp tổ chức Hội thi GV-TPT Đội giỏi, với các nội dung thi tổng hợp cả lý thuyết và kỹ năng nghiệp vụ công tác Đội theo yêu cầu của Chương trình Rèn luyện phụ trách Đội. Qua Hội thi, Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố sẽ phát hiện chính xác những mặt mạnh và những mặt còn hạn chế về nghiệp vụ công tác Đội của Đội ngũ GV-TPT Đội, từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung, biện pháp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GV-TPT Đội phù hợp với thực tiễn.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố phải xây dựng phiếu điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng, nhu cầu bồi dưỡng ngiệp vụ công tác Đội đảm bảo khoa học, phản ánh được thực trạng và triển khai đến đội ngũ GV-TPT Đội các trường Tiểu học trước khi xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung tập huấn hàng năm.

Trong năm học, Phòng GD&ĐT thành phố cần bố trí thời gian hợp lý để dự hoạt động và kiểm tra công tác Đội ở tất cả các liên đội Tiểu học trên địa bàn thành phố để nắm bắt thực trạng công tác Đội cũng như năng lực của từng GV-TPT Đội để xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình bồi dưỡng phù hợp.

Đội ngũ cán bộ quản lý công tác Đội của Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố phải nắm chắc Chương trình Rèn luyện phụ trách Đội; các nội dung, yêu cầu về lý luận và kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội đối với GV-TPT Đội để

có thể tham mưu cho lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Ban Thường vụ Thành Đoàn thành phố về xây nội dung, chương trình, tài liệu, kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ GV-TPT Đội trên cơ sở thực trạng khảo sát, đánh giá.

3.2.3. Bồi dưỡng nghiệp vụ thông qua tổ chức tập huấn GV-TPT Đội định kỳ hàng năm hàng năm

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đây là biện pháp cần phải tiến hành thường niên của GD&ĐT, Ban Thường vụ Thành Đoàn và Hội đồng Đội thành phố Thái Nguyên nhằm góp phần bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV- TPT Đội các Liên đội trong toàn thành phố. Tạo điều kiện để đội ngũ GV-TPT Đội giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học. Các chương trình tập huấn nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động của các GV-TPT Đội các trường tiểu học, tạo môi trường cho họ nâng cao trình độ nghiệp vụ công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Thông qua lớp tập huấn, các GV-TPT Đội sẽ bổ sung kiến thức, chủ động, sáng tạo trong tổ chức, điều hành và thiết kế các hoạt động Đội ở nhà trường đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiệm vụ hoạt động Công tác Đội.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

Việc bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên làm Tổng phụ trách Đội ngày càng quan trọng và cần thiết với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn công tác. Thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ này, các GV-TPT Đội được trang bị, củng cố, nâng cao nghiệp vụ công tác Đội, tập huấn các kỹ năng như công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động Đội, phong trào thiếu nhi; tiếp cận sâu với các nội dung thực hành của Chương trình Rèn luyện phụ trách Đội, Chương trình Rèn luyện đội viên trong thời kì mới, tổ chức chuyên đề và định hướng phong trào, hoạt động cho thiếu niên, nhi đồng.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, giao lưu học tập chuyên môn định kỳ hàng năm nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết cho giáo viên tổng

phụ trách Đội, cụ thể như: thống nhất các nội dung nghi lễ của Đội; hướng dẫn đánh trống nâng cao; hướng dẫn và thực hành nghi thức đội sửa đổi; hướng dẫn thực hành morse, Semafore… Trong quá trình học, các học viên được đánh giá qua các phần thực hành các kỹ năng, thi viết về kiến thức đã học. Kết thúc tập huấn, các học viên sẽ được tham gia hoạt động ngoại khóa. Học viên hoàn thành tốt các nội dung sẽ được cấp giấy chứng nhận.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp

Tổ chức tập huấn công tác Đội, phong trào thiếu nhi trong mỗi năm học cho đội ngũ GV-TPT Đội, phụ trách chi đội, cán bộ Hội đồng Đội vào đầu năm học với các nội dung như múa hát tập thể, nghi thức Đội, trống Đội... Hội đồng Đội thành phố cần thực hiện chỉ đạo các cơ sở Đội đăng ký, mua ấn phẩm “Tạp chí người phụ trách” nhằm tiếp tục trang bị cho GV - TPT Đội những kiến thức về nghiệp vụ công tác, có điều kiện tiếp cận với nhiều chuyên mục mới trong công tác Đội, phong trào thiếu nhi. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt CLB “Phụ trách Đội” theo định kỳ, tổ chức các chương trình giáo dục kỹ năng sống lồng ghép tiết sinh hoạt chào cờ.

Nhằm mục đích bổ sung kiến thức công tác Đội cho đội ngũ giáo viên Tổng phụ trách, cán bộ phụ trách công tác Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đội, Ban Thường vụ Thành đoàn, Hội đồng Đội thành phố cần chú ý tiến hành tổ chức các buổi tọa đàm “Nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn - Đội trong trường học trong giai đoạn hiện nay” hay sinh hoạt chuyên đề “Triển khai thực hiện chương trình dự bị đội viên và rèn luyện đội viên”; triển khai phong trào “Vì đàn em thân yêu” với nhiều hình thức dành cho đội ngũ GV-TPT Đội như: tham gia xây dựng nhà Khăn quàng đỏ cho học sinh nghèo, khó khăn trên địa bàn; tham gia hoạt động tình nguyện tại đơn vị kết nghĩa, tặng quà cho học sinh nghèo, các gia đình chính sách, nhận chăm sóc Mẹ Việt Nam anh hùng, quyên góp sách vở, truyện, đàn gà “Khăn quảng đỏ” trao tặng cho học sinh vùng khó khăn của tỉnh, tổ

chức dạy phụ đạo miễn phí cho học sinh yếu, kém, nhận đỡ đầu, chăm sóc học sinh mồ côi, học sinh mắc bệnh hiểm nghèo...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)