Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 55)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu

học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Tổng hợp các kết quả về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; năng lực, phẩm chất; và đặc thù trong công tác Đội của GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, có thể đánh giá chung về thực trạng đội ngũ này như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng chung về phẩm chất, năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Nguyên

Năng lực của giáo viên - TPT Điểm TB

1. Phẩm chất chính trị 2.87

2. Năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng 2.43 3. Năng lực giáo dục thiếu niên, nhi đồng 2.94 4. Năng lực tổ chức các hoạt động Đội 3.07

5. Năng lực quản lý 2.94

6. Năng lực hoạt động xã hội 3.02

7. Năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội 2.68 8. Năng lực tư vấn, hướng dẫn hoạt động của Sao nhi đồng 2.92 9. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội 2.49

Điểm TB 2.82

Đọc các số liệu trong bảng tổng kết có thể nhận định rằng, thực trạng chung về năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên được đánh giá ở mức độ tốt (đạt điểm trung bình chung là 2.82). Tuy nhiên, có sự khác biệt và chênh lệch nhau giữa các năng lực của các GV-TPT Đội. Cụ thể như sau:

Năng lực tổ chức các hoạt động Đội là năng lực đạt số điểm cao nhất với 3.07 điểm. Điều này khẳng định, hầu hết các GV-TPT Đội trong các trường

tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đều đã vững vàng trong công tác tổ chức hoạt động Đội cho cơ sở giáo dục mình. Các năng lực về chính trị, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, quản lý, hoạt động xã hội, tư vấn, hướng dẫn hoạt động của Sao nhi đồng đều đã thực hiện khá tốt (trên mức điểm trung bình).

Tuy nhiên, năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng là năng lực được đánh giá yếu hơn hẳn (điểm trung bình đạt 2.43). Bên cạnh năng lực này còn có năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội cũng đạt số điểm thấp hơn điểm trung bình chung của các năng lực (2.68 và 2.49). Như vậy, sau khảo sát và phân tích số liệu cho chúng ta kết luận về những điểm yếu cần khắc phục đối với năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là:

- Năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng.

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội. - Năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội.

Đây cũng chính là cơ sở để các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về tâm lý học đường, kỹ năng mềm, công nghệ thông tin… cần được chú ý xây dựng và tiến hành thực hiện. Từ thực tiễn điều tra sẽ làm căn cứ để định hướng các hoạt động bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của đội ngũ GV- TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.3. Thực trạng tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên TPT Đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

Khảo sát nhận thức của GV-TPT Đội và cán bộ quản lý công tác Đội về tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học, tác giả thu được kết quả trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV-TPT Đội về tầm quan trọng của bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Đội

cho GV-TPT Đội ở trƣờng tiểu học

Mức độ đánh giá

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % GV-TPT 28/35 80 7/35 20 0 0 CBQL Phòng GD&ĐT 1/1 100 0 0 0 0 CBQL HĐĐ 15/17 88.2 2/17 11.8 0 0 Trung bình 44/53 83 9/53 17 0 0 Từ bảng 2.5 chúng tôi nhận xét như sau: Tất cả các cán bộ quản lý công tác Đội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các GV-TPT Đội của các trường tiểu học đã có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học. Cụ thể, 83% (44/53) các CBQL và GV-TPT Đội đánh giá việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học là rất cần thiết. Số còn lại, 17% (9/53) tổng số CBQL và GV- TPT được khảo sát đánh giá việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV- TPT Đội ở trường tiểu học là cần thiết. Và không có CBQL hoặc GV-TPT

Đội nào cho rằng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học là không cần thiết.

Như vậy, với kết quả khảo sát trên, có thể thấy mức độ nhận thức của CBQL và GV-TPT Đội về việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học là khá tốt. Điều đó thể hiện tinh thần và thái độ cầu thị trong công việc của các CBQL và GV-TPT Đội - một yếu tố then chốt đối với cán bộ công tác Đoàn - Đội. Đây cũng chính là cơ sở thuận lợi cho hoạt động chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Để thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tác giả tiến hành khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội.

2.3.2. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Về thực trạng lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đánh giá như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng về mức độ thực hiện lập kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội

Thực trạng CBQL GV-TPT SL % SL % Thƣờng xuyên lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng

nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội 12/18 66.7 20/35 57.1

Không thƣờng xuyên lập kế hoạch tổ chức bồi

dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội 6/18 33.3 15/35 42.9

Không thực hiện lập kế hoạch tổ chức bồi

dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội 0/18 0 0/35 0 Qua kết quả khảo sát trên 18 CBQL cấp Phòng và Hội đồng Đội; đồng thời khảo sát trên 35 GV-TPT các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, có thể nhận thấy, công tác lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội được thực hiện tương đối thường xuyên. Trong đó, có 66.7% CBQL công tác Đội và 57.1% GV-TPT đánh giá việc thực hiện lập kế hoạch là

thường xuyên, số còn lại 33.3% CBQL và 42.9% GV-TPT cho rằng công tác

lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội không

Như vậy, việc lập kế hoạch cho công tác tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội là có thực hiện đối với các GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên của công việc này được đánh giá khác nhau nên cần được làm rõ về mức độ hiệu quả của nó. Cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng về hiệu quả thực hiện lập kế hoạch tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội

Thực trạng

CBQL GV-TPT

SL % SL %

Thực hiện tốt việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GVT Đội

11/18 61.1 19/35 54.3

Thực hiện việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV- TPT Đội bình thƣờng

5/18 27.8 13/35 37.1

Thực hiện chƣa tốt việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội

2/18 11.1 3/35 8.6

Có 61.1% CBQL và 54.3% GV-TPT Đội đánh giá việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT là đã thực hiện tốt, 27.8% CBQL và 37.1% GV-TPT Đội đánh giá việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT là đã thực hiện bình thường và 11.1%

CBQL, 8.6% GV-TPT Đội đánh giá việc lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT là đã thực hiện chưa tốt.

Kết quả này cho thấy, vẫn có những đánh giá, nhận xét về việc lập kế hoạch được thực hiện song chưa tốt, điều đó cũng có nghĩa, đây là một trong những nội dung cần chú ý thay đổi và cải thiện trong thời gian tới.

2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được tác giả khảo sát dựa trên các đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL cấp Phòng và Hội đồng Đội thành phố. Cụ thể hơn, tác giả đưa ra các nội dung chi tiết trong tổ chức bồi dưỡng để GV-TPT Đội đánh giá và nhận xét. Các nội dung đó bao gồm:

- Lựa chọn giảng viên có năng lực tham gia bồi dưỡng.

- Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để xác định nội dung bồi dưỡng thiết thực. - Biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng.

- Xác định phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng. - Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động bồi dưỡng. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng. - Các nội dung khác.

Đối với câu hỏi này, tác giả tiến hành tính điểm cho các câu trả lời như sau: - Mức độ thực hiện thường xuyên/ Hiệu quả thực hiện tốt: 3 điểm

- Mức độ thực hiện không thường xuyên/Hiệu quả thực hiện bình thường: 2 điểm

- Mức độ thực hiện không thực hiện/ Hiệu quả thực hiện chưa tốt: 1 điểm Trên căn cứ thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý số liệu, tác giả xây dựng được bảng kết quả dưới đây:

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch

bồi dƣỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

TT Các nội dung Mức độ

thực hiện

Hiệu quả thực hiện

1. Lựa chọn giảng viên có năng lực tham gia bồi dưỡng 2.36 2.25

2.

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để xác định nội dung

bồi dưỡng thiết thực 2.12 2.05

3. Biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng 2.41 2.32

4. Xác định phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng 2.11 2.03

5. Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động bồi dưỡng 2.43 2.31

6. Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng 2.26 2.23

7. Huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng 2.35 2.21

Trung bình 2.29 2.2

Như vậy, việc tổ chức thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là tương đối tốt, mức độ thực hiện đạt 2.29 điểm và hiệu quả thực hiện đạt 2.2 điểm. Trong đó, các hoạt động về lựa chọn giảng viên có năng lực tham gia bồi dưỡng; biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động bồi dưỡng và huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên và đạt hiệu quả hơn các hoạt động khác. Đáng chú ý, hoạt động “khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để xác định nội dung bồi dưỡng thiết thực” chưa thực hiện thường xuyên và chưa có hiệu quả cao. Đây cũng chính là một trong những nội dung quan trọng mà đội ngũ CBQL công tác Đội thành phố Thái Nguyên cần tập trung khắc phục và thay đổi trong thời gian tới.

2.3.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

2.3.4.1. Chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng

Qua khảo sát 53 cán bộ làm công tác Đội bậc tiểu học ở thành phố Thái Nguyên, tác giả có bảng số liệu dưới đây.

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trƣờng tiểu học

trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Các biện pháp tiến hành Các mức độ tiến hành Điểm TB Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng xuyên Chƣa sử dụng

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV-

TPT Đội 5/53 40/53 8/53 1.94

Đánh giá năng lực của GV- TPT Đội,

xác định nội dung bồi dưỡng 25/53 19/53 9/53 2.04

Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ nội dung

bồi dưỡng 48/53 4/53 1/53 2.96

Điểm TB 2.31

Căn cứ các số liệu và kết quả phân tích cho thấy, đội ngũ CBQL công tác Đội cấp Phòng GD&ĐT cũng như Hội đồng Đội thành phố Thái Nguyên đã chú ý tới việc chỉ đạo thực hiện đúng, đủ nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học (số điểm trung bình đạt gần tuyệt đối: 2.96 điểm). Tuy nhiên, việc Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV-TPT Đội và việc Đánh giá năng lực của GV-TPT Đội để xác định nội dung bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, chưa thường xuyên tiến hành và số điểm trung bình đạt được thấp hơn (1.94 và 2.04). Dựa trên các tiêu chí đánh

giá này, thực trạng chỉ đạo thực hiện nội dung chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có thể kết luận được là ở mức tương đối tốt (điểm trung bình chung là 2.31).

2.3.4.2. Chỉ đạo lựa chọn giảng viên, chuẩn bị nguồn lực thực hiện bồi dưỡng

Thực trạng chỉ đạo lựa chọn giảng viên, chuẩn bị nguồn lực thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên được thể hiện qua việc Huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng và Xây dựng lực lượng cán bộ cốt cán để tăng nguồn lực bồi dưỡng tại địa phương.

Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo lựa chọn giảng viên, chuẩn bị nguồn lực thực hiện bồi dƣỡng

Các biện pháp tiến hành Các mức độ tiến hành Điểm TB Thƣờng xuyên Chƣa thƣờng xuyên Chƣa sử dụng Huy động nguồn lực để tổ chức bồi dưỡng 42/53 9/53 2/53 2.75 Xây dựng lực lượng cán bộ cốt cán để tăng nguồn lực bồi dưỡng tại địa phương

16/53 33/53 5/53 2.24

Điểm TB 2.5

Có thể nhận thấy, đội ngũ CBQL công tác Đội ở Phòng GD&ĐT cũng như Hội đồng Đội thành phố đã tiến hành khá thường xuyên việc chỉ đạo lựa chọn giảng viên và chuẩn bị nguồn lực trong công tác bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 55)