Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 60 - 62)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ Độ

ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được tác giả khảo sát dựa trên các đánh giá về mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện của CBQL cấp Phòng và Hội đồng Đội thành phố. Cụ thể hơn, tác giả đưa ra các nội dung chi tiết trong tổ chức bồi dưỡng để GV-TPT Đội đánh giá và nhận xét. Các nội dung đó bao gồm:

- Lựa chọn giảng viên có năng lực tham gia bồi dưỡng.

- Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để xác định nội dung bồi dưỡng thiết thực. - Biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng.

- Xác định phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng. - Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động bồi dưỡng. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng.

- Huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng. - Các nội dung khác.

Đối với câu hỏi này, tác giả tiến hành tính điểm cho các câu trả lời như sau: - Mức độ thực hiện thường xuyên/ Hiệu quả thực hiện tốt: 3 điểm

- Mức độ thực hiện không thường xuyên/Hiệu quả thực hiện bình thường: 2 điểm

- Mức độ thực hiện không thực hiện/ Hiệu quả thực hiện chưa tốt: 1 điểm Trên căn cứ thu thập dữ liệu, phân tích và xử lý số liệu, tác giả xây dựng được bảng kết quả dưới đây:

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch

bồi dƣỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

TT Các nội dung Mức độ

thực hiện

Hiệu quả thực hiện

1. Lựa chọn giảng viên có năng lực tham gia bồi dưỡng 2.36 2.25

2.

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để xác định nội dung

bồi dưỡng thiết thực 2.12 2.05

3. Biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng 2.41 2.32

4. Xác định phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng 2.11 2.03

5. Xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động bồi dưỡng 2.43 2.31

6. Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả bồi dưỡng 2.26 2.23

7. Huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng 2.35 2.21

Trung bình 2.29 2.2

Như vậy, việc tổ chức thực hiện các kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là tương đối tốt, mức độ thực hiện đạt 2.29 điểm và hiệu quả thực hiện đạt 2.2 điểm. Trong đó, các hoạt động về lựa chọn giảng viên có năng lực tham gia bồi dưỡng; biên soạn nội dung, chương trình bồi dưỡng; xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hoạt động bồi dưỡng và huy động nguồn lực phục vụ bồi dưỡng được tiến hành thường xuyên và đạt hiệu quả hơn các hoạt động khác. Đáng chú ý, hoạt động “khảo sát nhu cầu bồi dưỡng để xác định nội dung bồi dưỡng thiết thực” chưa thực hiện thường xuyên và chưa có hiệu quả cao. Đây cũng chính là một trong những nội dung quan trọng mà đội ngũ CBQL công tác Đội thành phố Thái Nguyên cần tập trung khắc phục và thay đổi trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 60 - 62)