Nội dung tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho giáo viên-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 37 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho giáo viên Tổng phụ

1.4.2. Nội dung tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho giáo viên-

Tổng phụ trách Đội

1.4.2.1. Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội

Trong quy trình các hoạt động bồi dưỡng thì việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là vấn đề trước nhất và mang tính định hướng cho mọi hoạt động. Kế hoạch đó phải thể hiện được các yêu cầu chủ yếu sau:

(1) Khảo sát tình hình đội ngũ GV-TPT Đội để phân loại thành các nhóm khác nhau nhằm định hướng các nội dung và hình thức bồi dưỡng cho mỗi nhóm. Có thể tổ chức việc khảo sát và phân loại theo các cách tiếp cận sau:

+ Phân loại theo nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bồi dưỡng năng lực...

+ Phân loại theo mục tiêu bồi dưỡng: bồi dưỡng nâng cao; bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng hồn chỉnh (kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ)

+ Phân loại theo đối tượng bồi dưỡng: bồi dưỡng GV-TPT Đội mới ra trường, bồi dưỡng GV-TPT Đội lâu năm…

+ Phân loại theo tính chất và quy mô: bồi dưỡng GV-TPT Đội giỏi, bồi dưỡng đại trà…

+ Phân loại theo kế hoạch thời gian: bồi dưỡng dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng theo chuyên đề…

+ Phân loại theo chuẩn cán bộ phụ trách Đội.

(2) Xác định nhu cầu bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng GV-TPT Đội từ đó xây dựng chương trình bồi dưỡng, các lực lượng bồi dưỡng. Nhà quản lý phải xây dựng được chương trình, nội dung bồi dưỡng sao cho phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng theo tiếp cận năng lực.

(3) Xác định mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng GV-TPT Đội đối với từng nội dung, đối tượng bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng cần hướng tới thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của GV-TPT Đội về hoạt động Đội và công tác tổng phụ trách Đội ở trường tiểu học.

Mục tiêu bồi dưỡng cần chỉ rõ sau bồi dưỡng thì đội ngũ GV-TPT Đội đạt được mức độ như thế nào so với các chuẩn của cán bộ phụ trách Đội.

(4) Dự kiến các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực và thời gian) cho hoạt động bồi dưỡng GV-TPT Đội.

Đây là công việc chẩn bị về lĩnh vực tổ chức nhằm định hướng được chọn ai, ở đâu để làm giảng viên, chi phí cho mọi hoạt động bồi dưỡng sẽ ở nguồn nào, tài liệu và phương tiện vật chất khác (như hội trường, máy móc, thiết bị…) được khai thác ở đâu, thời lượng để thực hiện chương trình bồi dưỡng và tổ chức vào thời gian nào trong năm học…

(5) Dự kiến các biện pháp thực hiện và hình thức thực hiện mục tiêu bồi dưỡng.

Dự kiến các biện pháp và hình thức tổ chức là việc làm cũng không kém phần quan trọng. Việc này được thực hiện khi thực hiện chương trình bồi dưỡng. Nó thể hiện việc tổ chức bồi dưỡng tập trung cả thời gian, hay tập trung từng giai đoạn, tổ chức thành lớp hay theo nhóm, ở tại thành phố hay tổ chức kết hợp với tham quan thực tế… và cuối cùng là biện pháp đánh giá như thế nào (thi hay làm tiểu luận…).

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội

Từ mục tiêu bồi dưỡng (bồi dưỡng đạt những gì về kiến thức, kỹ năng và thái độ), xác định đối tượng bồi dưỡng (bồi dưỡng cho ai), bồi dưỡng cái gì (nội dung chương trình bồi dưỡng), bồi dưỡng như thế nào (phương pháp và hình thức bồi dưỡng), bồi dưỡng với thời lượng bao nhiêu (kế hoạch bồi dưỡng)… tiến tới tổ chức việc thực hiện các mục tiêu bồi dưỡng đã đề ra. Về mặt nhân sự, vấn đề này được thể hiện trên hai mặt:

- Người được bồi dưỡng (các GV-TPT Đội được chọn, cử và được triệu tập tham gia khóa bồi dưỡng). Nó trả lời câu hỏi họ là ai, triệu tập họ như thế nào, số lượng là bao nhiêu… Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ người học trong hoạt động bồi dưỡng.

- Ai là giảng viên hoặc báo cáo viên trong lớp bồi dưỡng để phổ biến chủ trương đường lối và các quy định của Đảng, Nhà nước và của ngành về phát triển giáo dục và những yêu cầu đổi mới, ai là báo cáo viên về thực tiễn công tác hoạt động Đội tại địa bàn… Nói tóm lại là tổ chức đội ngũ người dạy trong hoạt động bồi dưỡng. Trong tổ chức bồi dưỡng công tác lựa chọn giảng viên, báo cáo viên tham gia bồi dưỡng có tính chất quan trọng đối với hoạt động bồi dưỡng, việc lựa chọn giảng viên, báo cáo viên phải dựa trên những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định để đảm bảo chất lượng giảng viên về trình độ chun mơn và năng lực nghiệp vụ sư phạm và các kĩ năng tư vấn, hướng dẫn người học.

Điều quan trọng là giảng viên phải thiết kế được tài liệu bồi dưỡng hoặc lựa chọn tài liệu bồi dưỡng phù hợp với đối tượng và mục tiêu bồi dưỡng. Tài liệu bồi dưỡng phải dễ hiểu, dễ tiếp nhận giúp cho GV-TPT Đội có thể tự học, tự nghiên cứu.

Trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cần xây dựng các quy chế kiểm tra, giám sát, lực lượng kiểm tra, giám sát hoạt động bồi dưỡng.

Thứ hai, về tổ chức các điều kiện và phương tiện kỹ thuật cho hoạt động bồi dưỡng, cần chú ý:

- Địa điểm tổ chức bồi dưỡng (phịng học, phịng hoặc bãi tập, máy móc và thiết bị dạy học, điện nước, tổ chức nơi ở, chỗ ăn, phương tiện giao thông…)

- Chuẩn bị nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng (tiền soạn thảo chương trình, giáo trình, tiền phụ cấp giảng cho giảng viên, tiền văn phòng phẩm, tiền thuê các thiết bị…) và các khoản chi phí khác để phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

1.4.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội

Đây là việc làm thực hiện nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch đã có nhằm thực hiện nội dung và chương trình bồi dưỡng. Trong đó thực hiện việc giảng dạy lý thuyết, tổ chức các hoạt động thực hành, đánh giá kết quả học tập của người được bồi dưỡng (theo các hình thức đã định).

Nhà quản lý quan tâm sát sao tới việc chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, có chất lượng hiệu quả nội dung, chương trình kế hoạch bồi dưỡng đã xây dựng.

Chỉ đạo việc lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng sao cho hoạt động bồi dưỡng phát huy được tính tích cực, chủ động bồi dưỡng của học viên tham gia bồi dưỡng. Chỉ đạo giảng viên đa dạng hóa các phương pháp, hình thức bồi dưỡng để tích cực hóa hoạt động tự bồi dưỡng của GV-TPT Đội.

Chỉ đạo quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học viên tham gia bồi dưỡng, việc chấp hành quy định chuyên môn trong hoạt động bồi dưỡng.

Chỉ đạo đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực cho GV-TPT Đội.

Trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng cần lưu ý nhiều nhất đến phương pháp bồi dưỡng. Bởi vì một nội dung quan trọng nhất trong cơng tác bồi dưỡng đội ngũ GV-TPT Đội là bồi dưỡng để họ có đủ năng lực sáng tạo thực hiện các chương trình, hoạt động thường niên của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Cho nên vấn đề lựa chọn và sử dụng các phương pháp trong việc bồi dưỡng là có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực và phát huy khả năng sáng tạo cho người được bồi dưỡng.

1.4.2.4. Đánh giá kết quả bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội

Để đánh giá kết quả bồi dưỡng, nhà quản lý cần xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả bồi dưỡng, xác định chuẩn năng lực cần đạt được ở GV-TPT Đội sau hoạt động bồi dưỡng, xác định công cụ đo, đánh giá kết quả bồi dưỡng. Việc xây dựng được các tiêu chí đánh giá khơng chỉ tập trung vào đánh giá kết quả người học, mà phải có các tiêu chí đánh giá tổng thể cả mặt hoạt động trong công tác bồi dưỡng như: kế hoạch đã hợp lý và khả thi tới mức độ nào, tổ chức có gì tốt và có gì cịn khiếm khuyết, nội dung chương trình có đáp ứng nhu cầu bổ sung kiến thức và kỹ năng của người học đến đâu, phương pháp, hình thức thời gian và địa điểm đã phù hợp với điều kiện của cơ quan tổ chức bồi dưỡng và phù hợp với hoàn cảnh của người học chưa.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng phải được tiến hành dựa trên các nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, cơng bằng, cơng khai và có tác dụng tạo động lực cho hoạt động tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên tham gia bồi dưỡng.

Nhà quản lý phải đa dạng hóa các hình thức đánh giá để phản ánh một cách khách quan kết quả bồi dưỡng, chỉ ra những kết quả đã đạt được những điểm còn tồn tại về năng lực tổng phụ trách Đội của giáo viên tiểu học từ đó đề xuất biện pháp giúp giáo viên tiểu học phát huy điểm tốt, khắc phục điểm còn hạn chế [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)