Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 44)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng.

- Các chế độ chính sách đối với đối tượng tham gia bồi dưỡng. - Các yếu tố quản lý hoạt động bồi dưỡng.

- Sự quan tâm phối hợp chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng của Hiệu trưởng các trường tiểu học.

Kết luận chƣơng 1

Hoạt động Đội là hoạt động chính trị, xã hội đặc biệt dành cho thiếu niên, nhi đồng. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội là một việc làm khoa học và sáng tạo, cung cấp cho người phụ trách một trình độ nghiệp vụ vững vàng, điều kiện lao động hợp lý, thuận lợi. Đồng thời trong quá trình làm việc, người GV-TPT Đội cũng cần ln tự trau dồi, tích luỹ kinh nghiệm để đóng góp khoa học cho cơng tác Đội.

Việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội giúp các cán bộ phụ trách Đội thông thạo công việc, tổ chức và quản lý hoạt động thúc đẩy phong trào thiếu nhi của các trường lên cao, từng bước khẳng định vị trí, vai trị của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Bản thân các GV-TPT Đội khi được bồi dưỡng sẽ ngày càng được thấm nhuần tư tưởng của Đảng đối với hoạt động Đội trong trường học, phát huy được tiềm năng sẵn có, sự năng động, sáng tạo của các cán bộ phụ trách Đội. Qua đó họ thấy được vị trí của mình mà phấn đấu hết sức mình để góp phần thúc đẩy hoạt động Đội ngày càng phát triển.

Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội là một trong những hoạt động của quản lý giáo dục, là q trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý giáo dục (ngành Giáo dục và Hội đồng Đội các cấp) tới khách thể quản lý (mỗi cán bộ phụ trách Đội) tạo cơ hội cho GV-TPT Đội tham gia các hoạt động cơng tác Đội trong và ngồi nhà trường nhằm cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng chun mơn nghiệp vụ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm nghề nghiệp nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của người cán bộ Đoàn, Đội.

Hoạt động tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội gồm các nội dung sau:

- Lập kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV- TPT Đội.

- Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội. - Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG

NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC ĐỘI CHO GV - TPT ĐỘI Ở CÁC TRƢỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.1. Khái quát chung về đối tƣợng khảo sát và tổ chức khảo sát

2.1.1. Một vài nét về giáo dục tiểu học của thành phố Thái Nguyên

Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố Thái Nguyên, sự phối hợp của các phịng, ban ngành, các tổ chức đồn thể xã hội, sự chỉ đạo và tạo điều kiện của Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên, trong những năm qua, giáo dục bậc tiểu học thành phố Thái Nguyên đã thu được những kết quả đáng khích lệ.

Tính đến hết năm học 2014-2015, thành phố Thái Nguyên có 35 trường tiểu học, trong đó có 01 trường liên cấp mới được thành lập (trường TH&THCS 915 Gia Sàng). Hệ thống trường lớp đã được đầu tư đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân các dân tộc thành phố, 25/35 trường tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.

Hàng năm các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên luôn thực hiện tốt các phong trào thi đua và các cuộc vận động như phong trào thi đua "Hai tốt", phong trào "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo", cuộc vận động "Hai khơng" với bốn nội dung... Bên cạnh đó, các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đã phối hợp với các tổ chức, các ban ngành, đoàn thể của tỉnh và thành phố tổ chức nhiều đợt tuyên truyền về việc thực hiện an tồn giao thơng, phòng chống tội phạm, ma tuý, HIV/AIDS, bảo vệ môi trường...với nhiều hình thức phong phú, từ đó góp phần nâng cao nhận thức, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xâm nhập học đường.

Giáo dục phổ thông là nền tảng của giáo dục quốc dân, là cơ sở vững chắc cho từng thời kỳ phát triển của thành phố. Vì vậy, với qui mơ lớn về số lượng, chất lượng giáo dục tồn diện bậc tiểu học khơng ngừng được nâng lên. Đã từ lâu, thành phố Thái Nguyên là cái nôi đào tạo nhiều học sinh giỏi. Học sinh giỏi các cấp, đội tuyển học sinh của nhiều trường trong thành phố xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, Quốc gia. Các trường tiểu học thành phố đã biết phát huy sức mạnh truyền thống, tinh thần đồn kết vượt khó khăn, hết lịng vì sự nghiệp trồng người của tập thể cán bộ giáo viên, cơng nhân viên trong tồn thành phố, đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân các dân tộc thành phố Thái Nguyên về GD&ĐT trong thời kỳ mới.

Tương ứng với các trường tiểu học thì hiện nay, thành phố Thái Ngun có 34 liên đội tiểu học và 01 liên đội liên cấp (tiểu học và Trung học cơ sở), với 35 GV-TPT Đội của các trường nói trên. Trong những năm qua, lực lượng GV-TPT Đội và phụ trách Đội đã đóng góp một phần khơng nhỏ vào kết quả giáo dục của các nhà trường cũng như thành tích chung của công tác Đội, phong trào thiếu nhi thành phố Thái Nguyên. Ngoài tinh thần hăng say, tâm huyết với tuổi thơ, đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đã không ngừng phấn đấu rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nghiệp vụ, tích cực trong tổ chức, triển khai các phong trào, hoạt động Đội, sao nhi đồng, tạo môi trường để các em thiếu nhi được học tập, rèn luyện, vui chơi, từ đó hình thành, phát triển nhân cách đúng đắn.

Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang hội nhập và phát triển, yêu cầu về chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ ngày càng được nâng cao, do đó đội ngũ GV-TPT Đội đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc giáo dục, rèn luyện cho những chủ nhân tương lai của nước đất nước. Để đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn, địi hỏi người GV-TPT Đội khơng phải chỉ biết múa hát, tổ chức trò chơi; mà người GV-TPT Đội còn phải nắm vững các phương pháp tổ chức các hoạt động thực tiễn, có kỹ năng tổ chức tốt… Đó cũng chính là những tiêu chí

để lựa chọn đội ngũ GV-TPT Đội tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Thành đoàn thành phố Thái Nguyên đã tập trung chỉ đạo nhiều phong trào, giải pháp nhằm tăng cường công tác phát triển, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên phụ trách đội giỏi về chuyên môn, nhiệt huyết với công việc.

Bởi lẽ, là GV-TPT Đội cần phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, nhưng như thế vẫn chưa đủ mà phải hiểu trẻ đang cần gì và làm thế nào để trẻ tôn trọng, tin yêu, phải yêu thương quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, tạo cho trẻ một chỗ dựa tinh thần, sự gần gũi, quý trọng giúp cho trẻ ý thức sâu sắc về lối sống và mục đích của bản thân. Bên cạnh đó, GV-TPT Đội phải nắm chắc được cách thức tổ chức quản lý và điều hành công tác Đội: tổ chức quản lý bộ máy công tác Đội, tổ chức quản lý đội ngũ cán bộ phụ trách và lực lượng chỉ huy đội; thiết kế, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động Đội.

Đến với Đội bằng tấm lòng yêu nghề và yêu trẻ là yêu cầu được đặt lên trên nhất và cũng là mục tiêu mà Phịng GD&ĐT và Thành Đồn, Hội đồng Đội thành phố Thái Nguyên muốn phát huy cho đội ngũ cán bộ GV- TPT Đội. Có như vậy, người GV-TPT Đội mới dành nhiều thời gian, tâm huyết cho công tác Đội, phong trào thiếu nhi, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Với bầu nhiệt huyết với trẻ thơ, với kiến thức và kỹ năng tổ chức hoạt động Đội vững chắc, người GV-TPT Đội sẽ góp cơng lớn trong phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tạo cho các em cảm giác mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

2.1.2. Tổ chức khảo sát

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng nghiệp vụ công tác Đội của đội ngũ GV-TPT Đội và thực trạng bồi dưỡng công tác Đội cho GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát trên 35 GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và khảo sát trên 18 cán bộ quản lý cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát nghiệp vụ công tác Đội của GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phân tích nguyên nhân của thực trạng.

Khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV- TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phân tích nguyên nhân của thực trạng.

Những khó khăn của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động quản lý và hoạt động Đội.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

2.2. Thực trạng chung về đội ngũ GV-TPT Đội trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Để đánh giá thực trạng chung về năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tác giả tiến hành đặt câu hỏi:

“Thầy (cô) đánh giá như thế nào về các năng lực sau đây của GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay?”

- Năng lực chính trị

- Năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng - Năng lực giáo dục thiếu niên, nhi đồng

- Năng lực tổ chức các hoạt động Đội - Năng lực quản lý

- Năng lực hoạt động xã hội

- Năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội - Năng lực tư vấn, hướng dẫn hoạt động của Sao nhi đồng - Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội - Các năng lực khác

Với mỗi một năng lực, tác giả đưa ra các mức độ đánh giá từ 1 đến 4 cho khách thể tham gia khảo sát lựa chọn. Các mức độ đó cũng tương ứng với số điểm từ 1 đến 4 khi tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích để đưa ra kết quả. Đồng thời, tác giả cũng chia các năng lực thành các nhóm về: trình độ, chun môn nghiệp vụ; năng lực, phẩm chất; và nhóm năng lực đặc thù trong cơng tác Đội. Với cách chia nhóm và tính điểm như vậy sẽ đánh giá được khách quan, chi tiết và cụ thể hơn về thực trạng của đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay.

2.2.1.Thực trạng phẩm chất chính trị và năng lực giáo dục

Sử dụng phiếu hỏi ở phần phụ lục chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thực trạng phẩm chất chính trị và năng lực giáo dục của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Nguyên

Năng lực của GV - TPT Đội Các mức độ đạt đƣợc Điểm trung bình 1 2 3 4 Phẩm chất chính trị 5/53 10/53 25/53 13/53 2.87 Năng lực giáo dục thiếu

niên, nhi đồng 2/53 15/53 20/53 16/53 2.94

Điểm trung bình 2.9

Qua việc tự đánh giá của GV-TPT Đội về trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ của chính họ cũng như qua những nhận xét của CBQL cơng tác Đội về trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên cho thấy, cả phẩm chất chính trị (2.87) và năng lực giáo dục thiếu nhi (2.94) của đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đều đạt ở mức độ cao. Điều đó cũng có nghĩa, các GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Ngun có phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt, có trình độ chun mơn và nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định, đặc biệt trong giáo dục thiếu nhi (2.9). Đây cũng chính là những tiêu chuẩn cơ bản về phẩm chất, năng lực đối với người cán bộ phụ trách Đội trong tình hình hiện nay.

2.2.2. Về năng lực chun mơn của đội ngũ GV-TPT Đội

Kết quả khảo sát được ghi tại bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Nguyên

Năng lực của GV - TPT Các mức độ đạt đƣợc Điểm TB 1 2 3 4

Năng lực tổ chức các hoạt động Đội 3/53 5/53 30/53 15/53 3.07 Năng lực quản lý 5/53 6/53 29/53 13/53 2.94 Năng lực hoạt động xã hội 2/53 10/53 26/53 15/53 3.02 Năng lực phối hợp các lực lượng để

tổ chức hoạt động Đội 9/53 9/53 25/53 10/53 2.68 Năng lực ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động Đội 12/53 14/53 16/53 11/53 2.49

Điểm TB 2.84

Thực trạng về năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được thể hiện qua từng năng lực nhỏ và qua số điểm trung bình chung của tất cả các năng lực đó là 2.84 điểm.

Với kết quả này cho thấy các GV-TPT Đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên có năng lực và phẩm chất tốt, đủ điều kiện và yêu cầu cần thiết đối với người cán bộ phụ trách công tác Đội. Tuy nhiên, một số năng lực có sự nổi trội hơn hẳn, bên cạnh một số năng lực có số điểm đánh giá không cao.

Qua việc tự đánh giá của GV-TPT Đội và nhận xét khách quan của CBQL Phịng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố, có thể thấy rằng, đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên có thế mạnh trong công tác quản lý (2.94), hoạt động xã hội (3.02) và tổ chức các hoạt động Đội (3.07). Bởi lẽ các tiêu chí này đều được đánh giá cao hơn mức trung bình về năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV-TPT Đội tiểu học trong thành phố.

Tuy nhiên, các GV-TPT cũng vẫn gặp khó khăn trong việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội (2.49) và Phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội (2.6). Điểm số trung bình của hai tiêu chí này thấp hơn điểm số trung bình chung về năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV-TPT. Thậm chí về mức độ chênh lệch giữa năng lực Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội với năng lực Tổ chức các hoạt động Đội là khá lớn (2.49 và 3.07). Điều này chứng tỏ, đa số các GV-TPT Đội đều có khả năng tổ chức tốt các hoạt động Đội nhưng chưa có sự phối kết hợp giữa các lực lượng cùng tham gia cũng như chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động này. Vì vậy việc bồi dưỡng về các kỹ năng mềm như kỹ năng thương lượng, xây dựng mối quan hệ hay kỹ năng về công nghệ thông tin là những vấn đề phù hợp và thiết thực đối với đội ngũ GV-TPT làm công tác Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)