Tổ chức khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Tổ chức khảo sát

2.1.2.1. Mục tiêu khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng nghiệp vụ công tác Đội của đội ngũ GV-TPT Đội và thực trạng bồi dưỡng công tác Đội cho GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.1.2.2. Đối tượng khảo sát

Khảo sát trên 35 GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và khảo sát trên 18 cán bộ quản lý cấp Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố.

2.1.2.3. Nội dung khảo sát

Khảo sát nghiệp vụ công tác Đội của GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phân tích nguyên nhân của thực trạng.

Khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV- TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, phân tích nguyên nhân của thực trạng.

Những khó khăn của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động quản lý và hoạt động Đội.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

2.2. Thực trạng chung về đội ngũ GV-TPT Đội trong các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Để đánh giá thực trạng chung về năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tác giả tiến hành đặt câu hỏi:

“Thầy (cô) đánh giá như thế nào về các năng lực sau đây của GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay?”

- Năng lực chính trị

- Năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng - Năng lực giáo dục thiếu niên, nhi đồng

- Năng lực tổ chức các hoạt động Đội - Năng lực quản lý

- Năng lực hoạt động xã hội

- Năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội - Năng lực tư vấn, hướng dẫn hoạt động của Sao nhi đồng - Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội - Các năng lực khác

Với mỗi một năng lực, tác giả đưa ra các mức độ đánh giá từ 1 đến 4 cho khách thể tham gia khảo sát lựa chọn. Các mức độ đó cũng tương ứng với số điểm từ 1 đến 4 khi tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích để đưa ra kết quả. Đồng thời, tác giả cũng chia các năng lực thành các nhóm về: trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; năng lực, phẩm chất; và nhóm năng lực đặc thù trong công tác Đội. Với cách chia nhóm và tính điểm như vậy sẽ đánh giá được khách quan, chi tiết và cụ thể hơn về thực trạng của đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay.

2.2.1.Thực trạng phẩm chất chính trị và năng lực giáo dục

Sử dụng phiếu hỏi ở phần phụ lục chúng tôi tiến hành khảo sát và thu được kết quả ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Thực trạng phẩm chất chính trị và năng lực giáo dục của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Nguyên

Năng lực của GV - TPT Đội Các mức độ đạt đƣợc Điểm trung bình 1 2 3 4 Phẩm chất chính trị 5/53 10/53 25/53 13/53 2.87 Năng lực giáo dục thiếu

niên, nhi đồng 2/53 15/53 20/53 16/53 2.94

Điểm trung bình 2.9

Qua việc tự đánh giá của GV-TPT Đội về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của chính họ cũng như qua những nhận xét của CBQL công tác Đội về trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên cho thấy, cả phẩm chất chính trị (2.87) và năng lực giáo dục thiếu nhi (2.94) của đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên đều đạt ở mức độ cao. Điều đó cũng có nghĩa, các GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn quy định, đặc biệt trong giáo dục thiếu nhi (2.9). Đây cũng chính là những tiêu chuẩn cơ bản về phẩm chất, năng lực đối với người cán bộ phụ trách Đội trong tình hình hiện nay.

2.2.2. Về năng lực chuyên môn của đội ngũ GV-TPT Đội

Kết quả khảo sát được ghi tại bảng 2.2.

Bảng 2.2. Thực trạng năng lực chuyên môn của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Nguyên

Năng lực của GV - TPT Các mức độ đạt đƣợc Điểm TB 1 2 3 4

Năng lực tổ chức các hoạt động Đội 3/53 5/53 30/53 15/53 3.07 Năng lực quản lý 5/53 6/53 29/53 13/53 2.94 Năng lực hoạt động xã hội 2/53 10/53 26/53 15/53 3.02 Năng lực phối hợp các lực lượng để

tổ chức hoạt động Đội 9/53 9/53 25/53 10/53 2.68 Năng lực ứng dụng công nghệ

thông tin trong hoạt động Đội 12/53 14/53 16/53 11/53 2.49

Điểm TB 2.84

Thực trạng về năng lực và phẩm chất của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được thể hiện qua từng năng lực nhỏ và qua số điểm trung bình chung của tất cả các năng lực đó là 2.84 điểm.

Với kết quả này cho thấy các GV-TPT Đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên có năng lực và phẩm chất tốt, đủ điều kiện và yêu cầu cần thiết đối với người cán bộ phụ trách công tác Đội. Tuy nhiên, một số năng lực có sự nổi trội hơn hẳn, bên cạnh một số năng lực có số điểm đánh giá không cao.

Qua việc tự đánh giá của GV-TPT Đội và nhận xét khách quan của CBQL Phòng GD&ĐT và Hội đồng Đội thành phố, có thể thấy rằng, đội ngũ GV-TPT Đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên có thế mạnh trong công tác quản lý (2.94), hoạt động xã hội (3.02) và tổ chức các hoạt động Đội (3.07). Bởi lẽ các tiêu chí này đều được đánh giá cao hơn mức trung bình về năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV-TPT Đội tiểu học trong thành phố.

Tuy nhiên, các GV-TPT cũng vẫn gặp khó khăn trong việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội (2.49) và Phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội (2.6). Điểm số trung bình của hai tiêu chí này thấp hơn điểm số trung bình chung về năng lực, phẩm chất của đội ngũ GV-TPT. Thậm chí về mức độ chênh lệch giữa năng lực Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội với năng lực Tổ chức các hoạt động Đội là khá lớn (2.49 và 3.07). Điều này chứng tỏ, đa số các GV-TPT Đội đều có khả năng tổ chức tốt các hoạt động Đội nhưng chưa có sự phối kết hợp giữa các lực lượng cùng tham gia cũng như chưa ứng dụng được công nghệ thông tin vào tổ chức các hoạt động này. Vì vậy việc bồi dưỡng về các kỹ năng mềm như kỹ năng thương lượng, xây dựng mối quan hệ hay kỹ năng về công nghệ thông tin là những vấn đề phù hợp và thiết thực đối với đội ngũ GV-TPT làm công tác Đội ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay.

2.2.3. Thực trạng về năng lực đặc thù công tác của GV-TPT Đội

Như đã được làm rõ ở phần cơ sở lý luận của đề tài, đặc thù của công tác GV-TPT Đội còn là lòng yêu trẻ và thích làm việc với trẻ - một yếu tố không thể thiếu đối với một người làm công tác phụ trách Đội. Chỉ khi nào người cán bộ

phụ trách công tác Đội có lòng nhân ái, yêu mến trẻ, thích hoạt động và giao tiếp với trẻ thì mới có thể hòa nhập cùng vui chơi, cùng sinh hoạt với trẻ. Khi đó, người GV-TPT Đội cũng sẽ hiểu được trẻ đang cần gì và làm thế nào để trẻ tôn trọng, tin tưởng là điều hết sức quan trọng. Người GV-TPT Đội phải yêu thương, quan tâm, chăm sóc, chia sẻ với các em học sinh thật sự, tạo cho mình trở nên là hình tượng, một chỗ dựa tinh thần cho các em. Sự gần gũi, quí trọng sẽ giúp cho các em có ý thức sâu sắc về lối sống và mục đích sống của bản thân.

Các GV-TPT Đội và CBQL công tác Đội bậc tiểu học thành phố Thái Nguyên qua khảo sát cũng đã có những đánh giá, nhận xét về năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng và năng lực tư vấn, hướng dẫn hoạt động cho Sao nhi đồng trong quá trình phụ trách công tác Đội.

Bảng 2.3. Thực trạng năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội

ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Nguyên trong đặc thù công tác Năng lực của GV - TPT Đội Các mức độ đạt đƣợc Điểm

TB

1 2 3 4

Năng lực chăm sóc tâm lý thiếu

niên, nhi đồng 13/53 15/53 14/53 11/53 2.43 Năng lực tư vấn, hướng dẫn hoạt

động cho Sao nhi đồng 6/53 10/53 19/53 18/53 2.92

Điểm TB 2.68

Kết quả sau xử lý số liệu cho thấy năng lực về chăm sóc tâm lý nhi đồng của các GV-TPT Đội tại các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên chưa được đánh giá cao (điểm trung bình đạt 2.43). Tuy nhiên, vẫn có năng lực về tư vấn và hướng dẫn các hoạt động cho sao nhi đồng (điểm trung bình đạt 2.92). Như vậy, 35 GV-TPT Đội đã cho chúng ta thấy mặt mạnh và mặt yếu đối với các yếu tố nằm trong nhóm năng lực đặc thù công tác. Nếu như khả năng tâm lý, thấu cảm và chia sẻ với các em thiếu niên, nhi đồng chưa tốt thì thay vào đó, các GV-TPT Đội đã làm tốt nhiệm vụ hướng dẫn, tư vấn và chỉ bảo tận tình cho

Sao nhi đồng trong các hoạt động Đội. Đó cũng chính là mặt còn thiếu và cần được phát hiện, đầu tư, bồi dưỡng cho đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên hiện nay.

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng đội ngũ GV-TPT Đội các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Tổng hợp các kết quả về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ; năng lực, phẩm chất; và đặc thù trong công tác Đội của GV-TPT Đội các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, có thể đánh giá chung về thực trạng đội ngũ này như sau:

Bảng 2.4. Thực trạng chung về phẩm chất, năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học thành phố Thái Nguyên

Năng lực của giáo viên - TPT Điểm TB

1. Phẩm chất chính trị 2.87

2. Năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng 2.43 3. Năng lực giáo dục thiếu niên, nhi đồng 2.94 4. Năng lực tổ chức các hoạt động Đội 3.07

5. Năng lực quản lý 2.94

6. Năng lực hoạt động xã hội 3.02

7. Năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội 2.68 8. Năng lực tư vấn, hướng dẫn hoạt động của Sao nhi đồng 2.92 9. Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội 2.49

Điểm TB 2.82

Đọc các số liệu trong bảng tổng kết có thể nhận định rằng, thực trạng chung về năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên được đánh giá ở mức độ tốt (đạt điểm trung bình chung là 2.82). Tuy nhiên, có sự khác biệt và chênh lệch nhau giữa các năng lực của các GV-TPT Đội. Cụ thể như sau:

Năng lực tổ chức các hoạt động Đội là năng lực đạt số điểm cao nhất với 3.07 điểm. Điều này khẳng định, hầu hết các GV-TPT Đội trong các trường

tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đều đã vững vàng trong công tác tổ chức hoạt động Đội cho cơ sở giáo dục mình. Các năng lực về chính trị, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, quản lý, hoạt động xã hội, tư vấn, hướng dẫn hoạt động của Sao nhi đồng đều đã thực hiện khá tốt (trên mức điểm trung bình).

Tuy nhiên, năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng là năng lực được đánh giá yếu hơn hẳn (điểm trung bình đạt 2.43). Bên cạnh năng lực này còn có năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội cũng đạt số điểm thấp hơn điểm trung bình chung của các năng lực (2.68 và 2.49). Như vậy, sau khảo sát và phân tích số liệu cho chúng ta kết luận về những điểm yếu cần khắc phục đối với năng lực của đội ngũ GV-TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là:

- Năng lực chăm sóc tâm lý thiếu niên, nhi đồng.

- Năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Đội. - Năng lực phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động Đội.

Đây cũng chính là cơ sở để các chương trình đào tạo, bồi dưỡng về tâm lý học đường, kỹ năng mềm, công nghệ thông tin… cần được chú ý xây dựng và tiến hành thực hiện. Từ thực tiễn điều tra sẽ làm căn cứ để định hướng các hoạt động bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu và mong muốn của đội ngũ GV- TPT Đội trong các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

2.3. Thực trạng tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ Đội cho đội ngũ GV-TPT Đội ở các trƣờng tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên TPT Đội ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

Khảo sát nhận thức của GV-TPT Đội và cán bộ quản lý công tác Đội về tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học, tác giả thu được kết quả trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV-TPT Đội về tầm quan trọng của bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác Đội

cho GV-TPT Đội ở trƣờng tiểu học

Mức độ đánh giá

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % GV-TPT 28/35 80 7/35 20 0 0 CBQL Phòng GD&ĐT 1/1 100 0 0 0 0 CBQL HĐĐ 15/17 88.2 2/17 11.8 0 0 Trung bình 44/53 83 9/53 17 0 0 Từ bảng 2.5 chúng tôi nhận xét như sau: Tất cả các cán bộ quản lý công tác Đội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các GV-TPT Đội của các trường tiểu học đã có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng cũng như sự cần thiết của công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học. Cụ thể, 83% (44/53) các CBQL và GV-TPT Đội đánh giá việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học là rất cần thiết. Số còn lại, 17% (9/53) tổng số CBQL và GV- TPT được khảo sát đánh giá việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV- TPT Đội ở trường tiểu học là cần thiết. Và không có CBQL hoặc GV-TPT

Đội nào cho rằng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học là không cần thiết.

Như vậy, với kết quả khảo sát trên, có thể thấy mức độ nhận thức của CBQL và GV-TPT Đội về việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở trường tiểu học là khá tốt. Điều đó thể hiện tinh thần và thái độ cầu thị trong công việc của các CBQL và GV-TPT Đội - một yếu tố then chốt đối với cán bộ công tác Đoàn - Đội. Đây cũng chính là cơ sở thuận lợi cho hoạt động chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đội cho GV-TPT Đội ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đội cho giáo viên tổng phụ trách đội ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 49)