Thể chế quản lý các dự án quốc tế Lâm nghiệp tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 25 - 26)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

3.1.3. Thể chế quản lý các dự án quốc tế Lâm nghiệp tại Việt Nam

Các dự án lâm nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài thì cơ quan chủ quản là Bộ NN&PTNT. Trách nhiệm quản lý và thực thi dự án được giao cho Ban quản lý các dự án lâm nghiệp và phân cấp quản lý tới các tỉnh có dự án đầu tư vào. Tại các tỉnh thể chế quản lý các dự án cũng rất khác nhau: Có tỉnh ban quản lý các dự án lâm nghiệp dựa vào lực lượng Kiểm lâm là chính, có tỉnh lại là Sở NN&PTNT hay là Chi Cục phát triển lâm nghiệp. Như vậy trên

ADB, tỉnh đã thành lập hai ban quản lý dự án tại Sở NN&PTNT và Chi cục kiểm lâm. Đối với cấp huyện các ban quản lý dự án thường là các Lâm trường, Hạt kiểm lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ v.v… Như vậy ngoài chức năng nhiệm vụ của các tổ chức đó ra thì nay lại phải gánh thêm nhiệm vụ và thực thi dự án một nhiệm vụ rất nặng nề, vả lại các cán bộ này là người làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước, do vậy tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý dự án chưa cao.

Hiện nay, Việt Nam chưa có chương trình đào tạo chính quy về quản lý dự án trong hệ thống đào tạo bởi vậy hầu hết các cán bộ trong các ban quản lý dự án chưa có kinh nghiệm quản lý và chưa được đào tạo chính quy. Bộ NN&PTNT đang ra soát lại chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia do vậy chưa thể đưa ra hướng dẫn cho các dự án ODA lâm nghiệp, như phân cấp quản lý cho địa phương, cải cách hành chính công và chiến lược phát triển toàn diện về xoá đói giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Và chưa có những chỉ đạo rõ ràng ví như tăng cường cho sự tham gia của chính quyền xã.

Tóm lại, để có thể quản lý hiệu quả các dự án nước ngoài trong lĩnh vực Lâm nghiệp cần phải thiết lập một ban quản lý các dự án lâm nghiệp tại các tỉnh có dự án để quản lý nhiều dự án cùng triển khai trên địa bàn nhằm tăng tính chuyên nghiệp và thống nhất trong quản lý dự án. Xây dựng chương trình đào tạo đưa vào hệ thống đào tạo chính quy nhằm tạo lực lượng cho tất cả các cấp quản lý từ xã đến huyện, tỉnh và trung ương. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của các cơ quan chính phủ có liên quan trong công tác quản lý dự án nước ngoài về lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)