- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
b. Những vấn đề tồn tại về quản lý tài chính trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp
4.2.3.5. Quản lý dự án
Công tác quản lý Chương trình thuộc quyền của PMU, trong đó bao gồm Giám đốc Chương trình, Đồng giám đốc Chương trình, các điều phối viên khoa học (Hà Lan và Việt Nam) và các điều phối viên chương trình (Hà Lan và Việt Nam). Các thành viên này tổ chức họp nhiều lần trong năm, bao gồm hai lần tham gia vào các cuộc họp của Ban điều hành. Giám đốc chương trình thường xuyên có cuộc họp với điều phối viên dự án và điều phối viên khoa học người Việt. Ngoài ra, còn có các cuộc họp đột xuất hoặc trên cơ sở thống nhất giữa hai bên.
Ban điều hành Chương trình đã được chính phủ Việt Nam thiết lập và bao gồm rất nhiều các ban ngành của Bộ NN&PTNT: Cục Lâm nghiệp, Cục kiểm lâm, đại diện Bộ KHĐT, đại diện Bộ Tài chính, Vụ tài chính và Kế hoạch, Viện KHLN, Viện ĐTQH Rừng, đại diện của tỉnh Thừa Thiên Huế. Thành phần này khác với Văn bản thoả thuận giữa Bộ NN và PTNT và TBI.
Ban tư vấn cho Ban điều hành Chương trình, theo sự thống nhất giữa chính phủ Việt Nam và TBI, bao gồm tư vấn về định hướng tương lai của Chương
trọng đối với các trách nhiệm chính có thể rất khác biệt. Có thể, theo quan niệm ở Việt Nam thì trọng tâm chính sẽ tập trung ở việc đảm bảo việc thực hiện và chi tiêu của chương trình theo như thỏa thuận. Đối với TBI, việc chỉ đạo định hướng chung của Chương trình và đảm bảo tính phù hợp với các ưu tiên và nhu cầu ở Việt Nam cần phải lưu ý hơn. Yêu cầu thứ nhất mang tính hành chính hơn - đánh giá tiến độ, vai trò thứ hai mang tính tư vấn và chỉ đạo hơn – các định hướng tương lai cho việc chỉ đạo chiến lược. Vì thế nên dẫn đến chương trình hiện nay chủ yếu chỉ mang tính giám sát/theo dõi về mặt hành chính, việc chỉ đạo hoặc tư vấn chương trình về định hướng tương lai còn nhiều điểm hạn chế. Công việc này cũng không thực sự mạnh ở văn phòng Huế.
TBI-VN sử dụng mẫu báo cáo do văn phòng TBI cung cấp, đây là một mẫu chuẩn để cho các TBI tại nước sử dụng. Tuy nhiên, mẫu này lại không phải là công cụ đánh giá giám sát mà chỉ là một khung mẫu chỉ rõ hoạt động nào đã được lập kế hoạch và hoạt động nào đã được triển khai. Không có phản hồi tạm thời đối với các mục tiêu và kết quả đầu ra dự kiến. Chương trình còn thiếu một khung logic, là công cụ cần thiết để theo dõi và đánh giá tiến độ, tác động của Chương trình.