Mục tiêu và các nội dung chính của các dự án:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 39 - 40)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm 4.1 Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý

4.1.1.3. Mục tiêu và các nội dung chính của các dự án:

Mục tiêu chủ yếu của các dự án: Bảo tồn đa dạng sinh học; khôi phục và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn rất sung yếu và sung yếu; Cải thiện đời sống người dân nhằm làm giảm sự phụ thuộc vào rừng; phát triển kinh tế – xã hội nông thôn miền núi; Trồng rừng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất trên đất trống đồi núi trọc, đất cát ven biển; Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên rừng từ trung ương đến địa phương; bảo vệ môi trường; phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên.

Nội dung hoạt động của các dự án rất đa dạng và phong phú, nhưng đều mang mục tiêu chung là các dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi, thích ứng với tình hình thực tế về đất đai, khí hậu, tập quán và truyền thống canh tác, cơ cấu cây trồng vật nuôi của mỗi địa phương và mục tiêu nhằm khuyến khích sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, góp phần cải tạo môi trường sinh thái nông, lâm nghiệp và thuỷ sản.

quốc gia, nông lâm kết hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển thể chế chính sách, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý dự án, tái định cư, hỗ trợ xã hội, phát triển giới, phát triển tổ chức, phát triển kinh doanh, xoá đói giảm nghèo.

Các dự án do Ban quản lý mang tính đa ngành, đa lĩnh vực và mang tính xã hội cao, đòi hỏi tham gia của người dân và chính quyền cấp cơ sở từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và giám sát đánh giá. Các công trình đầu tư lâm nghiệp, nông lâm kết hợp tập trung cho đối tượng hưởng lợi là hộ gia đình, các công trình cơ sở hạ tầng thường có quy mô nhỏ và vừa, thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Xét về mặt mục tiêu và các hoạt động đầu tư, các dự án của Ban quản lý có liên quan nhiều đến luật bảo vệ và phát triển Lâm nghiệp và chương trình dự án quốc gia như: dự án 661, chương trình 135, chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình đào tạo nguồn nhân lực, chương trình xây dựng thể chế chính sách, các dự án do các cơ quan khác quản lý tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)