Thẩm định nội dung Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 47 - 48)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm 4.1 Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý

4.1.2.4. Thẩm định nội dung Dự án

Quá trình thẩm định được cả hai phía Việt Nam và các Nhà tài trợ thực hiện công việc này. Hầu hết các nhà tài trợ như ADB, WB và EU đều thẩm định nội dung và các văn kiện dự án tại trụ sở chính của nhà tài trợ nên quá trình thẩm định và phê duyệt các kế hoạch của dự án đòi hỏi rất nhiều thời gian. Trong khi đó dự án nào cũng có một Ban cố vấn dự án, nhưng các nhà tài trợ lại chưa tin tưởng vào đội ngũ các nhà tư vấn này để có thể giao quyền trực tiếp thẩm định toàn bộ hay một số phần kế hoạch của dự án. Một câu hỏi đặt ra là tại sao các nhà tài trợ lại không uỷ quyền, phân cấp quyền thẩm định và phê duyệt cho các cấp cơ sở cụ thể là Ban tư vấn dự án. Vì vậy nếu như các nhà tài trợ cần thẩm định và phê duyệt, nhất là các kế hoạch phát triển xã hay các kế hoạch thực hiện các tiểu hợp phần thì chỉ cần Cố vấn trưởng thẩm định

52/1999/NĐ-CP, Nghị định 12/2000/NĐ-CP và Nghị định 07/2003/NĐ-CP. Hội đồng thẩm định được thành lập để thẩm định các dự án ODA Lâm nghiêp thường gồm rất nhiều các ban ngành chức năng, vì các hợp phần dự án ODA Lâm nghiệp rất phong phú, có liên quan đến nhiều ngành, do vậy ngoài đại diện của Bộ NN&PTNT cũng như Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính còn có cả đại diện của Bộ TN&MT, Bộ Tư pháp, Bộ công an…Thực tế cho thấy các kế hoạch phát triển của từng tiểu dự án thường có mức vốn thấp (dưới 15 tỷ đồng hay dưới 1 triệu USD), Bộ NN&PTNT và các Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính thường phân cấp cho UBND các tỉnh thẩm định và phê duyệt các kế hoạch này. Nhiều khi quá trình thẩm định chỉ mang tính hình thức cho đầy đủ thủ tục, các thành viên dự hội thảo không đóng góp được nhiều vào trong bản dự thảo kế hoạch của dự án và chưa xem xét kỹ lưỡng tính khả thi của dự án.

Các vấn đề nêu trên đây, đề tài xin đưa ra một số đề xuất sau:

Các Nhà tài trợ nên theo cách mà Chính phủ đang áp dụng là uỷ quyền phân cấp phê duyệt, thẩm định cho cấp cơ sở nào có liên quan trực tiếp đến các hoạt động thực thi tại hiện trường. Tổ tư vấn cần đóng góp vào bản dự thảo kế hoạch ở cấp tỉnh mà không phải ở cấp trung ương như hiện nay.

UBND tỉnh sẽ phê duyệt các kế hoạch phát triển xã, sau khi có ý kiến đóng góp của Ban quản lý dự án trung ương, Ban QLDA tỉnh và của nhà tài trợ (tư vấn) như đã quy định cho từng dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)