Xác định mục tiêu Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 43 - 45)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm 4.1 Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý

4.1.2.2. Xác định mục tiêu Dự án

Nội dung hoạt động của các dự án rất đa dạng và phong phú, nhưng đều mang mục tiêu chung là các dự án phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền

Các nội dung hoạt động chính là: Điều tra đánh giá kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên, quy hoạch sử dụng đất vi mô cấp xã và giao đất, điều tra lập địa, trồng rừng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất), khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung và không trồng bổ sung, bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ các Vườn quốc gia, nông lâm kết hợp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển thể chế chính sách, chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ quản lý dự án, tái định cư, hỗ trợ xã hội, phát triển giới, phát triển tổ chức, phát triển kinh doanh, xoá đói giảm nghèo, (theo báo cáo của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp 2005).

Một số dự án khi thiết kế đều đặt ra khá nhiều mục tiêu, nhưng lại không chỉ ra được thứ tự ưu tiên của các mục tiêu. Đa số các dự án về bảo tồn rừng đều gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ví dụ như: Dự án Khu vực Lâm nghiệp và Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (vốn vay ADB). Mục tiêu là khôi phục và phát triển rừng đầu nguồn, cải thiện đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường vùng đầu nguồn các con sông: Sông Chu (Thanh Hoá); Sông Ba (Gia Lai, Phú Yên); Hồ Trúc Kinh (Quảng Trị); hay dự án Bảo vệ rừng và Phát triển Nông thôn (WB1), mục tiêu của dự án là: (1) Bảo vệ và quản lý hiệu quả vùng được bảo vệ của Vườn Quốc gia Cát Tiên và Chư Mom Rây, (2) Quản lý hiệu quả rừng tự nhiên vùng đệm, (3) Cải thiện đời sống người dân vùng đệm và giảm sự phụ thuộc của người dân vào vùng đệm,(4) tăng cường năng lực của Chính phủ về tổ chức các dự án phát triển.

Các mục tiêu của các dự án thường phải dựa vào các mục tiêu ưu tiên đầu tư của Nhà tài trợ và của Chính phủ Việt Nam, có thể nói thêm rằng các mục tiêu phát triển mà các Nhà tài trợ đưa ra cũng là các mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam ưu tiên hàng đầu hiện nay dành cho đầu tư Lâm nghiệp. Nên khi thiết kế dự án các mục tiêu này là do các nhà tài trợ đặt ra chứ không phải là do các Nhà xây dựng dự án. Vì nếu như các mục tiêu đặt ra mà không phù hợp với yêu cầu của nhà tài trợ, thì dự án ít có khả năng được phê duyệt.

Khi được hỏi về các mục tiêu chưa đạt được của dự án anh Lê Cảnh Trung (cán bộ dự án ADB1) cho rằng: “Tuy dự án đã nâng được độ che phủ của rừng nhưng hầu hết các mục tiêu của dự án đều không đạt được như những kỳ vọng ban đầu. Nguyên nhân là do mục tiêu của dự án đặt ra là rất lớn so với khả năng thực hiện của địa phương, trong khi đó thời gian thực hiện dự án lại rất hạn chế chỉ 5 năm theo thiết kế ban đầu. Một nguyên nhân nữa là do người dân không mấy mặn mà với việc vay vốn để trồng rừng (dự án có cả hoạt động trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ). Nguyên nhân khác nữa là do đặc thù của các dự án Lâm nghiệp phải mất từ 8 đến 10 năm cây rừng mới cho kết quả, nhất là các kết quả về thay đổi môi trường”. Anh Trung cũng nhận xét rằng, đa số các dự án hiện nay chưa nêu ra được đâu là mục tiêu chính, đâu là mục tiêu quan trọng của dự án. Ông Phạm Trọng Hiền lại có nhận xét khác “chúng ta là người đi xin dự án nên chúng ta phải hết sức khôn khéo xây dựng dự án và mục tiêu đặt ra cũng không ngoại lệ, mặc dù chúng ta biết một số mục tiêu rất khó thực hiện nhưng chúng ta vẫn cứ đặt ra nhằm để thuyết phục các Nhà tài trợ”

Bài học cho quá trình xác định mục tiêu dự án là phải xác định được cụ thể đâu là mục tiêu chính, ví dụ như xoá đói giảm nghèo hay bảo tồn rừng, trong hai mục tiêu này phải có một mục tiêu quan trọng hơn, ưu tiên hơn; mục tiêu của dự án phải được hạn chế ở một mức độ nào đó, có tính khả thi và phù hợp với năng lực của địa phương, vì nguồn nhân lực, nguồn vốn trợ cấp cũng như thời gian để thực hiện dự án có hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)