- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
a. Khái quát chung về cơ cấu quản lý các dự án Quốc tế Lâm nghiệp
Thông thường trước khi triển khai dự án, Ban điều hành dự án và Ban quản lý dự án được thành lập ở các cấp để thực hiện dự án. Các dự án khác nhau cơ cấu quản lý khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ phân cấp quản lý dự án, cách thực hiện dự án và các chủ đầu tư dự án. Ban quản lý dự án thường được thành lập theo 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã. Ban quản lý xã được thành lập ở một số dự án với mục đích quản lý quỹ phát triển cộng đồng (CDF).
Hầu hết các dự án Lâm nghiệp hiện nay có mô hình Ban quản lý dự án trung ương, BQLDA tỉnh, Ban QLDA huyện, xã. Là vì các dự án thực hiện ở
tham gia dự án là rất lớn, địa bàn hoạt động rộng. Nhiều dự án lâm nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ đầu tư là các cơ quan trung ương, cụ thể là Bộ NN&PTNT (MARD) thì vai trò và trách nhiệm của chính quyền tỉnh trong chỉ đạo và thực hiện dự án có nhiều hạn chế, vì phần lớn các yêu cầu phê duyệt phải trình lên Bộ, trong khi đó quy trình phê duyệt rất phức tạp, phải có sự thẩm định của các Vụ chức năng của Bộ, mất nhiều thời gian và làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Để khắc phục những vướng mắc trên một số dự án Khu vực Lâm nghiệp ADB, WB1, WB2 đã có những bước giải quyết quan trọng là phân cấp, phân quyền cho các tỉnh trong thực hiện dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ, đồng thời tăng cường vai trò của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, như vai trò tham mưu cho lãnh đạo Bộ NN&PTNT về các vấn đề thực hiện dự án, thẩm định các tiểu dự án và các vấn đề về đấu thầu mua sắm…
Dự án JBIC đã giao cho Chính quyền tỉnh vai trò là chủ đầu tư và Chính quyền tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện dự án từ khâu nhận vốn ODA, thực hiện, bố trí vốn đối ứng và chịu trách nhiệm quyết toán vốn dự án. Bộ NN&PTNT chỉ giữ vai trò điều hành, giám sát và hỗ trợ các tỉnh trong thực hiện dự án.