Giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 93 - 96)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

b. Những vấn đề tồn tại về quản lý tài chính trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp

4.2.2.2. Giáo dục và đào tạo

Phần ngân sách lõi của TBI-VN cho hợp phần nâng cao năng lực là 260,000 EURO trong 4 năm. Ngoài ra còn có các quỹ khác thông qua Dự án cấp học

* Quá trình và kết quả đầu ra

Hai sinh viên Việt Nam đã được hỗ trợ để làm đề tài thạc sỹ ở Hà Lan từ năm 2002-2004 (Một suất học bổng được hỗ trợ từ ngân sách của TBI-VN, suất còn lại do ITC tài trợ). 4 sinh viên khác của Việt Nam cũng đã được TBI- VN hỗ trợ thông qua Dự án cấp học bổng để làm thạc sỹ ở Hà Lan (từ năm 2003-2005). Bản tóm tắt được chương trình trong bản 1 dưới đây.

TBI-VN đã tổ chức các khoá đào tạo bổ sung (kỹ năng Tiếng Anh, kỹ năng nghiên cứu) đối với các nghiên cứu sinh chuẩn bị sang Hà Lan học. Các cơ quan có cán bộ được tuyển đi học ở Hà Lan tiếp tục trả lương cho các nghiên cứu sinh này trong quá trình họ theo học ở Hà Lan. Các sinh viên đã tiến hành nghiên cứu hiện trường ở dự án số 2 (Thông tin địa lý cho quản lý vùng đệm, GEOCOBUF) và dự án số 3 (hệ thống nông lâm kết hợp bền vững cho vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã). Các sinh viên đã quay trở lại cơ quan trước đây của mình để làm việc sau khi kết thúc khoá học.

Ngoài ra, TBI-VN cũng đã thúc đẩy bốn sinh viên làm nghiêm cứu thạc sỹ ở Hà Lan tiến hành nghiên cứu hiện trường tại vùng nghiên cứu của TBI-VN.

TBI-VN hỗ trợ ba nghiên cứu sinh tiến sỹ của Trường Đại học utrecht, trong đó có hai sinh viên Việt Nam và một sinh viên người Hà Lan. Một sinh viên Việt Nam đã thực hiện nghiên cứu hiện trường trong dự án nghiên cứu số 5: đánh giá, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên song mây ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Sinh viên này là cán bộ của FSIV nhưng trong thời gian đã chuyển công tác sang Vụ hợp tác quốc tế (ICD) thuộc Bộ NN và PTNT. Sinh viên này theo dự kiến sẽ hoàn tất đề tài nghiên cứu tiến sỹ vào năm tới. Sinh viên Việt Nam thứ hai làm nghiên cứu tiến sinh sỹ cũng là cán bộ của FSIV, đã thực hiện nghiên cứu hiện trường trong dự án số 4: Biên soạn và quảng bá kiến thức về bảo tồn các loại cây có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam (cây họ Dầu). Sinh viên này sẽ bắt đầu viết luận án tiến sỹ tại Trường Đại học utrecht và hy vọng

viên làm nghiên cứu sinh tiến sỹ người Hà Lan (do WOTRO tài trợ) thực chất là dự án nghiên cứu số 8: Cơ chế sinh thái của diễn thế thứ sinh rừng ở Việt Nam. Sinh viên này hiện đang thực hiện nghiên cứu hiện trường.

Các khoá đào tạo trong nước

TBI-VN đã thực hiện Đánh giá nhu cầu đào tạo (TNA) đề xác định các chủ đề đào tạo cho các khoá học ngắn hạn. Một số nội dung có trong đánh giá này đã được sử dụng cho việc tổ chức các khoá đào tạo với những chủ đề liên quan của các dự án nghiên cứu thuộc TBI-VN. Đối với các chủ đề khác, TBI-VN đã hợp tác với cơ quan/ tổ chức khác, trong đó có sự hợp tác với dự án IUCN- NTFP như: viết đề cương nghiên cứu và quản lý dự án, đã được tổ chức trên cơ sở hợp tác với dự án Lâm sản ngoài gỗ (NTFP). Các đề tài mà nhiều tổ chức/ đơn vị đề cập đã được sử dụng trong các khóa ngắn hạn.

Danh sách các khoá đào tạo ngắn hạn do TBI-VN tổ chức được giới thiệu trong biểu 2 dưới đây. Điều này cho thấy rằng rất nhiều cá nhân của các tổ chức khác nhau đã tham gia đào tạo. Các học viên đặc biệt đánh giá cao các khoá đào tạo về các đề tài: phương pháp luận nghiên cứu, kỹ năng viết báo cáo và đề cương, GIS, quản lý dự án và phát triển tổ chức.

Do nguồn ngân sách hạn chế, không phải tất cả các nội dung đã được đề xuất trước đây đều được sử dụng cho các chương trình đào tạo trong nước.

Các buổi thỉnh giảng, thuyết trình

TBI-VN cũng đã tham gia tổ chức các buổi trình bày với sự tham gia của khoảng 200 người. Bản giới thiệu tóm tắt được trình bày trong phụ biểu 3 dưới đây. Cán bộ, người tham gia cho rằng các buổi trình bày rất hay và mang tính phù hợp cao, đặc biệt bởi vì chúng cung cấp những kiến thức chuyên môn sâu trong lĩnh vực nghiên cứu do các tổ chức/ đơn vị thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)