Ban điều hành dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 55 - 58)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

b. Ban điều hành dự án

Thông thường cơ quan chủ quản (MARD) ra quyết định thành lập ban điều hành dự án Trung Ương sau khi cấp có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hay Văn kiện dự án. Mặc dù trong Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997 và Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), trong Chương “Quản lý thực hiện Chương trình, dự án

đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và điều ước quốc tế cụ thể về ODA đã được ký kết giữa Chính phủ Việt nam và Nhà tài trợ. Theo thông tin của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, thì tất cả các dự án mà Ban quản lý đều có Ban điều hành dự án trung ương, ngoại trừ dự án JBIC Ban điều hành dự án cũng được thiết lập ở các tỉnh dự án.

1) Ban điều hành dự án trung ương

Giai đoạn năm 1995 đến năm 2001 ban điều hành dự án Trung ương thường do một Thứ trưởng phụ trách về Lâm nghiệp làm Trưởng Ban điều hành. Từ năm 2001 đến nay, Thứ trưởng chỉ làm Trưởng Ban Điều hành các dự án vốn vay nhóm A (ADB1, WB1, WB2) có nội dung Lâm nghiệp và phát triển nông thôn tổng hợp. Các dự án viện trợ không hoàn lại do Lãnh đạo Vụ Hợp tác quốc tế (KfW3) và Lãnh đạo Cục Lâm nghiêp (KfW4 và PACCSA Nhật), Cục kiểm lâm (dự án Tropenbos-Việt Nam) đảm bảo chức danh Trưởng Ban Điều hành.

Các uỷ viên Ban Điều Hành dự án gồm: Đại diện các Cục, Vụ, Ban liên quan của Bô NN&PTNT; Đại diện một số Vụ của Văn phòng Chính phủ (Quan hệ quốc tế, Nông nghiệp); Đại diện một số Vụ của Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính; Lãnh đạo UBND các tỉnh tham gia dự án, kiêm trưởng Ban Điều Hành dự án tỉnh; Giám đốc dự án trung ương. Ngoài ra đối với những dự án vốn vay còn có cả đại diện của Ngân hàng Nhà nước, dự án PAM còn có đại diện Bộ Ngoại giao và dự án ADB1 có đại diện Bộ Công an.

Hiện nay Ban điều hành dự án Trung ương của một số dự án có bộ phận thường trực gồm lãnh đạo Vụ Hợp tác Quốc tế và Giám đốc dự án Trung ương (KfW3, ADB1, WB1) giúp trưởng Ban điều hành dự án chỉ đạo việc thực hiện dự án thường xuyên. Ban điều hành của dự án thường họp 6 tháng một lần theo định kỳ để giải quyết những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án. Nhưng định kỳ này không được duy trì ở một số dự án, vì các khó

với sự giúp đỡ của các Vụ, Cục liên quan. Mặt khác, do Giám đốc dự án tập chung quá nhiều vào chỉ đạo hiện trường không có thời gian để triệu tập cuộc họp. Tuy nhiên, Trưởng Ban điều hành dự án có thể triệu tập cuộc họp bất thường toàn thể hoặc một số uỷ viên liên quan để chỉ đạo, giải quyết kịp thời một số công việc cấp bách, thường là chuẩn bị những nội dung quan trọng làm việc với các Đoàn đánh giá của Nhà tài trợ hoặc thông qua thống nhất chủ trương, giải pháp điều chỉnh thiết kế dự án và một số nội dung đầu tư nhằm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kịp thời.

Ban điều hành dự án có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn:

- Quyết định, đưa ra những định hướng lớn để đảm bảo triển khai dự án đúng tiến độ, chất lượng và đúng quy định của Nhà nước và của Nhà tài trợ.

- Thông qua kế hoạch hoạt động kèm theo kế hoạch vốn đầu tư dự án định kỳ thường là hàng năm.

- Định hướng về cơ chế, chính sách và tổ chức quản lý, điều hành dự án có hiệu quả.

- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá dự án.

2) Ban điều hành dự án tỉnh

Ban điều hành dự án tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định thành lập, dựa trên cơ sở hướng dẫn của Bộ NN&PTNT. Ban điều hành dự án tỉnh giúp và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Bộ NN&PTNT và Ban điều hành dự án Trung ương về việc điều hành thực hiện các mục tiêu, nội dung và kế hoạch hoạt động của dự án tại địa phương.

Các thành viên ban điều hành dự án gồm: Phó chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách khối nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Trưởng Ban; Đại diện các

làm giám đốc dự án huyện là uỷ viên Ban điều hành dự án tỉnh. Chức năng nhiệm vụ của Ban điều hành dự án tỉnh cũng tương tự như Ban điều hành dự án Trung ương. Mặc dù vậy các Ban điều hành dự án tỉnh lại hoạt động không được hiệu quả vì hầu hết các thành viên của Ban điều hành dự án tỉnh đều không thể dành nhiều thời gian cho dự án. Thông thường thời gian nhiều nhất cũng chỉ 2 ngày/1năm, với thời gian như vậy là quá ít để giải quyết các vấn đề mà dự án gặp phải. Theo nhiều ý kiến cho rằng, nên thay thế Ban điều hành dự án tỉnh bằng một Ban tư vấn tỉnh cho các dự án ODA Lâm nghiệp gồm các thành viên từ các Ban ngành chủ chốt. Ban tư vấn này sẽ giúp UBND tỉnh đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài trong Lâm nghiệp và thống nhất quản lý các dự án lâm nghiệp trong tỉnh nhằm tránh sự thiếu hụt hoặc trùng lặp các hoạt động và vùng dự án trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)