- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
b. Những vấn đề tồn tại về quản lý tài chính trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp
4.2.3.6. Quản lý tài chính
Nhìn chung dự án đã thực hiện đúng các quy định về tài chính của phía Việt Nam và phía đối tác. Hàng tháng các báo cáo tài chính được gửi về văn phòng chính tại Hà Lan. Những khoản chi chủ yếu do chuyên gia chi theo kế hoặc đã được ban điều hành phê duyệt hàng năm. Hàng năm dự án mời tổ chức kiểm toán quốc tế Price Waterhouse thực hiện công tác kiểm toán cho dự án.
không nhỏ ngân sách không được chi tiêu tại Việt Nam, vì trong dự án có các đối tác thực hiện là các cơ quan nước ngoài đó là Trường ITC- Hà Lan và Trường Queensland của úc. Các khoản kinh phí được chi trả trực tiếp từ Hà Lan lên đến 506,784 euro (tương đương khoảng 10.055.608.000 VND). Viện và ban quản lý dự án phía Việt Nam không trực tiếp quản lý kinh phí, do vậy cho đến nay việc đăng ký vốn viện trợ với Bộ tài chính vẫn chưa được thực hiện ngoài kinh phí sử dụng cho việc nhập khẩu 3 chiếc ô tô với tổng kinh phí tính ra tiền Việt là: 1.260.681.445 đ
Kết luận
Sự đóng góp của TBI- Việt Nam đối với việc xây dựng chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp là rất lớn. Tuy nhiên, sự đóng góp chiến lược của TBI- VN để xây dựng chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp quốc gia vẫn còn hạn chế bởi vì việc phân tích chiến lược về điểm mạnh, điểm yếu, ưu tiên và nhu cầu vẫn chưa thật sự mạnh trong Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp, TBI- Việt Nam đã nỗ lực để cung cấp các nguồn đầu vào. TBI-VN có thể đẩy mạnh hơn nữa sự nhìn nhận ở cấp trung ương bằng cách thực hiện phân tích thể chế mô tả năng lực hiện nay trong ưu tiên nghiên cứu, đồng thời cũng dựa trên các ưu tiên đã xác định trong chiến lược lâm nghiệp mới và sau đó tuyển chọn các nhu cầu tập trung cần thiết sự hỗ trợ quốc tế.
Hoạt động nâng cao năng lực của TBI-VN rất có giá trị, trong đó 6 nghiên cứu sinh thạc sỹ và 2 nghiên cứu sinh tiến sỹ đã tham gia đào tạo và trở về cơ quan trước đây của mình. Các buổi trình bày và khoá đào tạo ngắn hạn rất có hiệu quả. Tuy nhiên, hợp phần nâng cao năng lực nên dựa vào Bản đánh giá nhu cầu đào tạo của các tổ chức để xác định những lĩnh vực mà TBI-VN cần hỗ trợ, xây dựng quan hệ đối tác hiệu quả và nâng cao tác động ở các cơ quan/đơn vị. Đối với các khoá đào tạo ngắn hạn, TBI-VN nên sử dụng phương pháp “ đào tạo tiểu giáo viên” và tập trung vào các tổ chức/ đơn vị không đảm
các nhà quản lý đến cán bộ lập kế hoạch. Điều này sẽ tạo ra ảnh hưởng lớn hơn đối với hoạt động nâng cao năng lực của TBI-VN.
Nhìn chung, đề tài nghiên cứu của TBI-VN mặc dầu phù hợp với các ưu tiên của quốc gia, nhưng những nghiên cứu này chưa theo hướng nhu cầu và mức độ sở hữu của các cơ quan, phía Việt Nam tham gia vào các dự án nghiên cứu vẫn còn yếu. Điều này có lẽ do tiếp cận mà TBI-VN sử dụng trong quá trình kêu gọi đề cương từ các tổ chức quốc tế khi bắt đầu triển khai chương trình. Trong giai đoạn tiếp theo, TBI-VN nên tập trung vào một vấn đề chính sách, sau đó xây dựng quan hệ đối tác và đề cương cùng với các cơ quan ở Việt Nam trên cơ sở điểm mạnh và nhu cầu và để các trường đại học nước ngoài hỗ trợ rút ngắn khoảng cách tồn tại. TBI-VN cũng nên khởi xướng nghiên cứu thử nghiệm trong khuôn khổ chủ đề nghiên cứu ở nhiều vùng hơn thay vì chỉ tập trung vào một vùng nghiên cứu và xây dựng đề cương cho các nghiên cứu tiếp theo để kêu gọi các nguồn tài trợ khác.
TBI-VN đã nỗ lực rất nhiều trong việc tìm kiếm sự hợp tác với các đối tác quốc tế khác (cơ quan nghiên cứu và cơ quan không đảm trách nghiên cứu). Trong giai đoạn tiếp theo, sẽ rất quan trọng nếu tiếp tục đẩy mạnh các mỗi quan hệ đã thiết lập này nhưng phát triển chúng thành các mỗi quan hệ đối tác thực sự với các tổ chức ở Việt Nam và sau đó xác định những hỗ trợ cần thiết từ các tổ chức quốc tế. Việc phân tích thể chế, ở cấp trung ương và cấp tỉnh, được đề cập ở trên sẽ cung cấp một cơ sở vững vàng để chuyển đổi sự hợp tác thành mối quan hệ đối tác.
Chương 5
kết luận, khuyến nghị
5.1. Kết luận
Đề tài “Đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế Lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các Dự án quốc tế” được thực hiện nhằm làm sáng tỏ thực trạng quản lý và triển khai thực hiện các hoạt động của các dự án quốc tế Lâm nghiệp hiện nay ở Việt Nam, những vấn đề tồn tại chủ yếu mà các dự án đang gặp phải và đề xuất những bài học kinh nghiệm giải quyết các vấn đề tồn tại của dự án.
Thứ nhất đề tài đã xây dựng một số định nghĩa, khái niệm có liên quan đến vấn đề quản lý và đánh giá các dự án Quốc tế trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
Thứ hai, đề tài đã tổng kết được thực trạng quản lý các dự án quốc tế lâm nghiệp hiện nay ở Việt Nam và tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành Lâm nghiệp hiện nay để nói lên rằng ngành Lâm nghiệp đang có những chuyển đổi mạnh mẽ với sự quan tâm rất lớn của cộng đồng Quốc tế cũng như Chính phủ Việt Nam.
Thứ ba, đề tài đã phân tích đánh giá các hoạt động của các dự án Quốc tế lâm nghiệp, tìm ra được những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các dự án quốc tế Lâm nghiệp hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong muốn và những bài học kinh nghiệm nhằm khắc phục những nguyên nhân này.
Thứ ba, đề tài cũng đã phân tích những ưu nhược điểm của các mô hình quản lý các dự án Quốc tế hiện nay mà Việt Nam đang áp dụng, làm cơ sở cho các dự án về sau lựa chọn mô hình quản lý phù hợp nhất với quy mô và mục tiêu mà dự án đề ra.
Thứ tư, đề tài cũng đã chỉ ra được sự phụ thuộc quá nhiều vào các tư vấn nước ngoài trong các dự án quốc tế Lâm nghiệp dẫn đến tình trang mất tính chủ động trong việc xây dựng cũng như thực hiện dự án. Để chủ động hơn trong các hoạt đông đầu tư của dự án cần phải thay thế dần dần các chuyên gia nước ngoài bằng các chuyên gia nội địa, vấn đề này rất quan trọng vì chung ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế Thế giới.
Đề tài cũng đã đánh giá hiệu quả của một dự án điểm nhằm chứng minh rằng các vấn đề tồn tại trong các dự án lớn mà Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đang quản lý cũng gặp phải.