- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
b. Những vấn đề tồn tại về quản lý tài chính trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp
4.1.2.11. Thành quả thực hiện các dự án ODA Lâm nghiệp
- Chuẩn bị đầu tư:
+ Quy hoạch sử dụng đất cho 145 xã + Xây dựng kế hoạch xã được 169 xã + Điều tra lập địa 65.442 ha
+ Giao đất lâm nghiệp 95.804ha.
+ Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư đã trao thầu và đang thi công 49 gói thầu cho 30 công trình thuỷ lợi và 11 công trình đường liên xã rải nhựa (152 km) và 4 công trình cầu ước khối lượng thực hiện được 80%
- Đầu tư lâm nghiệp:
+ Trồng rừng mới (rừng sản xuất và rừng phòng hộ) hoàn thành 57.195ha.
+ Chăm sóc rừng được 29.472ha. + Khoanh nuôi rừng 22.037ha. + Nông lâm kết hợp được 18.127ha.
+ Bảo vệ hiệu quả 02 Vườn Quốc gia (Vườn Quốc gia Cát tiên và Vườn Quốc gia Chu Mom Ray) với tổng diện tích 132.000 ha và khoảng 300.000 ha rừng và đất rừng tại các xã vùng đệm của 2 Vườn Quốc gia nêu trên.
- Cơ sở hạ tầng nông thôn
+ Xây dựng 647km đường nông thôn 53 công trình thuỷ lợi. + 138 km đường ranh cản lửa
+ Xây dựng trường học và trạm y tế: 21.813m2
+ Giếng nước sạch hoàn thành 721cái.
+ Chuẩn bị mặt bằng tái định cư cho 1.052 hộ, cấp đất tái định 4.568ha. + Xây dựng 1.355 căn nhà tái định cư.
+ Tập huấn cho nông dân: thực hiện được 2.127 lớp với số hộ và lượt người dân tham gia là 76.428 lượt người
+ Điểm Mô hình khuyến nông: Thực hiện 2954 điểm mô hình.
+ Hỗ trợ kinh phí đào tạo 06 thạc sỹ cho ngành tại Hà Lan và đào tạo ngắn cho 07 cán bộ của Ban tại Anh và Hà Lan.
Các dự án đã đi vào ổn định và tăng tốc độ giải ngân, mặc dù trong các năm đầu của dự án tình hình giải ngân là rất chậm chạp.
Công tác điều hành và quản lý dự án: Đã đi vào quy củ và quản lý theo quy chế, các dự án đảm bảo chất lượng và từng bước bám sát và hoàn thành mục tiêu của dự án đã đề ra. Vấn đề này đã được phía các Nhà tài trợ đánh giá rất cao.
Về mặt tổ chức cán bộ: Đã kiện toàn và ổn định bộ máy tại các Văn phòng dự án Trung ương, công tác đào tạo cán bộ đã được quan tâm chú trọng, ngoài những khoá đào tạo cho cán bộ về quản lý dự án, đã có 03 thạc sĩ được đào tạo. Tổ chức 02 lớp tập huấn và đào tạo giám sát đánh giá dự án được nhóm tư vấn và các Nhà tài trợ đánh giá rất cao.
Về mặt tài chính kế toán: Tổ chức tập huấn luật kế toán cho đội ngũ kế toán toàn Ban. Công tác kiểm tra giám sát hướng dẫn các dự án thực hiện tương đối tốt về công tác tài chính kế toán.
Phần lớn các dự án vốn vay được xây dựng một cách tổng hợp, kết hợp giữa bảo tồn hoặc bảo vệ rừng xung yếu và phát triển nông thôn với những nội dung rất logic và khoa học được thực thi lần đầu trong ngành Lâm nghiệp ở Việt Nam, thông qua việc phát triển nông thôn nhằm nâng cao đời sống nhân dân vùng đệm để bảovệ hiệu quả rừng bền vững
Góp phần nâng cao năng lực của cán bộ các cấp trong việc thiết kế điều hành quản lý những dự án tổng hợp mang tính phát triển nông thôn toàn diện, thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ ở các vùng xa vùng sâu. Là những
dựng thông qua sự tham gia tích cực của cộng đồng là những người hưởng lợi, rất phù hợp với chủ trương của Chính phủ: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và cũng thực hiện chủ trương “Dân chủ cấp cơ sở". Điều này đã đảm bảo rằng các khoản đầu tư hoàn toàn phù hợp với nguyện vọng của người dân, góp phần tích cực và việc giảm hộ nghèo, tăng thu nhập cho các nhóm cộng đồng sống xung quanh các Vườn Quốc gia, rừng phòng hộ xung yếu, giảm dần sự phụ thuộc vào việc khai thác, săn bắn của các nhóm hộ này vào Vườn Quốc gia và vùng rừng xung yếu.
Công tác giám sát và đánh giá dự án là một lĩnh vực được thực hiện thông qua một đơn vị tư vấn, độc lập, không phụ thuộc vào cơ quan quản lý, thực thi dự án. Đồng thời với cơ quan thực thi dự án vẫn tồn tại bộ phận giám sát đánh giá nội bộ nhằm phát hiện và kịp thời sửa chữa những tồn tại trong quá tình thực thi dự án. Nội dung này là rất mới đối với các dự án đã và đang thực hiện ở Việt nam.
Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi tại những vùng sâu, vùng xa.
Các dự án đầu tư Lâm nghiệp và Phát triển nông thôn đã đóng góp tích cực trong việc đào tạo, tập huấn và công tác khuyến nông, lâm cho các hộ nông dân nghèo miền núi đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần chuyển giao kiến thức canh tác tiến bộ và nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển bền vững rừng cho cộng đồng dân cư địa phương.
4.1. 2.12. Kết luận
Đề tài xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế tiếp theo trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Thông qua việc phân tích, đánh giá các hoạt động của các dự án mà đề tài nghiên cứu.
lĩnh vực hoạt động của dự án để đảm bảo rằng tổ thiết kế nắm được các quy chế của Chính phủ Việt Nam và của các Nhà tài trợ như sự đóng góp của cộng đồng, thủ tục mua sắm và giải ngân v.v.
Giảm tối đa tư vấn nước ngoài, chỉ giữ lại những vị trí chủ chốt như: cố vấn trưởng, chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm về giám sát đánh giá, chuyên gia tài chính có kinh nghiệm quản lý.
Cần phải tăng cường mở các lớp đào tạo tập huấn hàng năm cho các cán bộ quản lý cũng như cán bộ kỹ thuật tham gia dự án và đặc biệt những cán bộ làm công tác quản lý dự án.
Các chuyên gia tư vấn thiết kế dự án cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trường về mọi mặt như các thông tin về năng lực thực tế của địa phương, năng lực của các cơ quan và đơn vị dịch vụ hợp pháp và coi đó là thành phần liên kết không thể thiếu trong công tác chuẩn bị dự án.
Xác định mục tiêu Dự án:
Phải xác định được cụ thể đâu là mục tiêu trọng tâm của dự án, đầu là mục tiêu quan trong và ưu tiên hơn; mục tiêu của dự án phải được hạn chế ở một mức độ nào đó, có tính khả thi và phù hợp với năng lực của địa phương.
Xây dựng văn kiện Dự án:
Xây dựng văn kiện dự án là khâu cực kỳ quan trọng, quyết định sự thành bại của dự án, tuy nhiên các nhà tư vấn thường thực hiện trong thời gian ngắn và phải đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của cả hai phía nhà tài trợ và phía chính phủ Việt Nam, do vậy thường các văn kiện dự án nhiều khi có những nội dung không khả thi nhưng vẫn được hai phía chấp nhận, đây là nguyên nhân chính gây khó khăn cho những người thực hiện dự án sau này. Do vậy để dự án sẽ thành công trong khi thực hiện thì việc xây dựng văn kiện dự án là cực kỳ quan trọng và cần được hai phía làm rõ ngay từ giai đoạn này, tránh cho việc phải thay đổi nội dung văn kiện dự án, mất rất nhiều thời gian
sau này. Đây là kinh nghiệm của những dự án trước đây đã gặp phải cần được triệt để rút kinh nghiệm ngay.
Thẩm định nội dung Dự án:
Các Nhà tài trợ nên theo cách mà Chính phủ đang áp dụng là uỷ quyền phân cấp phê duyệt, thẩm định cho cấp cơ sở nào có liên quan trực tiếp đến các hoạt động thực thi tại hiện trường. Tổ tư vấn cần đóng góp vào bản dự thảo kế hoạch ở cấp tỉnh mà không phải ở cấp trung ương như hiện nay.
UBND tỉnh sẽ phê duyệt các kế hoạch phát triển xã, sau khi có ý kiến đóng góp của Ban quản lý dự án trung ương, Ban QLDA tỉnh và của nhà tài trợ (tư vấn) như đã quy định cho từng dự án.
Chọn địa điểm thực thi Dự án:
Tiêu chí để chọn xã dự án phải được xác định ngay trong giai đoạn thiết kế dự án (ví dụ như diện tích rừng tự nhiên hiện có, diện tích tối thiểu có thể trồng rừng, tỷ lệ dân cư sống phụ thuộc vào rừng) và phải dựa trên mục tiêu trọng tâm của một dự án cụ thể như: bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, ngân quỹ cho từng tỉnh dự án phải dựa trên các hợp phần đầu tư của dự án và tiêu chí đầu tư cho mỗi xã cần phải xác định rõ, tránh giàn trải kém hiệu quả.
Xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án:
Bộ NN&PTNT, cần phải phối hợp với các nhà tư vấn quốc tế tiêu chuẩn hoá mẫu biểu cho việc lập kế hoạch phát triển xã, bao gồm cả việc chỉnh sửa các kế hoạch phát triển xã, đảm bảo nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình lập kế hoạch và để làm cơ sở cho công tác giám sát đánh giá và những yêu cầu cụ thể của dự án bao gồm mục tiêu và chỉ số hoàn thành đã được quy định trong giai đoạn thiết kế dự án. Các kế hoạch
Cần phải tổ chức các khoá đào tạo kịp thời, đúng lúc cho nông dân để họ có thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả. Các tài liệu cho các khoá đào tạo cho nông dân về kỹ thuật nông, lâm nghiệp và nông lâm kết hợp phải được thống nhất và phải do Bộ NN&PTNT soạn thảo có sự kết hợp với các trường đại học.
Cần phải xây dựng một quy chế tuyển dụng cán bộ khuyến nông khuyến lâm cơ sở và phải đảm bảo cho cán bộ khuyến nông khuyến lâm cơ sở khả năng tiếp tục công việc sau khi dự án kết thúc và nên đưa họ vào danh sách cán bộ chính thức của xã để Nhà nước trả lương.
Các khoản đóng góp trực tiếp của dân cho các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng trong quá trình thực hiện đầu tư được chuyển sang bảo dưỡng các công trình đầu tư kể cả khi dự án đã kết thúc. Tăng cường khâu giám sát thi công của người dân để nâng cao trách nhiệm và sử dụng bền vững các công trình.
Quản lý nhân sự trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp:
+ Ban điều hành dự án: Theo nhiều ý kiến cho rằng, nên thay thế Ban điều hành dự án tỉnh bằng một Ban tư vấn tỉnh cho các dự án ODA Lâm nghiệp gồm các thành viên từ các Ban ngành chủ chốt. Ban tư vấn này sẽ giúp UBND tỉnh đề xuất giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài trong Lâm nghiệp và thống nhất quản lý các dự án lâm nghiệp trong tỉnh nhằm tránh sự thiếu hụt hoặc trùng lặp các hoạt động và vùng dự án trong tỉnh.
+ Ban quản lý dự án: Bộ NN&PTNT cần phải xác định Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp về mặt quản lý dự án ở cấp Trung ương là Chủ đầu tư dự án và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý các dự án Lâm nghiệp đầu tư nước ngoài có quy mô lớn được quy định trong Nghị định 52-CP và Nghị định 17-CP. Bộ NN&PTNT nên phân cấp/uỷ quyền cho Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp phê duyệt theo nội dung đầu tư và theo mức kinh phí liên quan phù hợp
66/2003-CP để góp phần cải thiện thủ tục phê duyệt nội bộ và đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Cần phải thành lập Ban QLDA huyện với đầy đủ tư cách pháp nhân để có đủ quyền hạn giao dịch với nhà thầu, hộ gia đình và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện dự án phù hợp với điều kiện huyện
+Tuỳ thuộc vào tình hình thực tế về quy mô, đặc thù của dự án và khả năng quản lý của các cấp chính quyền địa phương mà lựa chọn mô hình quản lý cho phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất các mục tiêu mà dự án đã đặt ra. Đối với các dự án lớn, có tính chất phức tạp, phân bố trên diện rộng, có nhiều hợp phần, nhiều hoạt động đầu tư khác nhau nên áp dụng mô hình có Ban quản lý trung ương là cơ quan đầu mối (chủ dự án). Chỉ nên áp dụng mô hình Ban quản lý tỉnh là chủ dự án đối với các dự án quy mô nhỏ, hợp phần đơn giản, ít phứ tạp. Tăng cường phân cấp quản lý tối đa cho cấp cơ sở là xã thậm trí thôn/bản.
Về quản lý tài chính trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp
+Chính phủ phải cấp đủ vốn đối ứng cho các dự án vốn vay cũng như vốn viện trợ không hoàn lại, nguồn vốn này nên cấp trực tiếp cho các tỉnh không nên thông qua Bộ chủ quản.
+ Kế hoạch sử dụng nguồn vốn ODA cần phải linh hoạt, cho phép các dự án ODA Lâm nghiệp tiến hành chuyển nguồn vốn còn thừa từ năm tài khoá trước sang năm tiếp theo để tiếp tục các hoạt động đang thực hiện nhưng chưa kết thúc của năm trước. Như vậy sẽ tránh được tình trạng lãng phí thời gian để chờ phê duyệt lại của phần ngân sách trước đã phê duyệt rồi.
+ Bộ Tài chính phối hợp với Bộ NN&PTNT xây dựng một hệ thống định mức tạm thời áp dụng cho các dự án Lâm nghiệp. ở cấp trung ương Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT và Nhà tài trợ cần phải thống nhất hệ thống định mức
+ Cần đào tạo về các thủ tục mua sắm cho các cán bộ dự án trung ương và tỉnh để đảm bảo việc áp dụng các chính sách của các nhà tài trợ.
+ Chính phủ và Nhà tài trợ cần xem xét cho phép sử dụng 100% vốn đối ứng để thiết kế, giám sát các công trình nhỏ và dùng 100% vốn nước ngoài để thi công các công trình nhằm giảm đáng kể thời gian thẩm định và phê duyệt của phía nhà tài trợ.
+ Xây dựng kế hoạch mua sắm chung cho cả dự án ngay trong quá trình thiết kế dự án, thúc đẩy quá trình mua sắm trong quá trình thực hiện dự án
Công tác giám sát và đánh giá Dự án:
Cần phải có một hệ thống giám sát, đánh giá ở các cấp, có cán bộ giám sát chuyên trách cho mỗi xã để theo dõi các hoạt động của các dự án có trên địa bàn
Việc giám sát đánh giá phải thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng nhân dân và Hội đồng nhân dân. Ban giám sát cấp xã phải do người dân trực tiếp bầu chọn và được thành lập cho mỗi thôn để giám sát các hoạt động trên địa bàn. Chính phủ và nhà tài trợ cần phải có quy định về phụ cấp cho tổ giám sát xã trên cơ sở bổ sung kinh phí giám sát thi công của cộng đồng.
Phải xây dựng một hệ thống quản lý thông tin để có thể sử dụng chung cho các dự án Lâm nghiệp.
Thành lập một tổ giám sát đánh giá riêng hỗ trợ công tác giám sát đánh giá và công tác lập báo cáo của các dự án. Tổ công tác này sẽ tổ chức đánh giá nội bộ thường xuyên kết quả hoạt động của các dự án và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.
Cần duy trì và củng cố tổ công tác GS&ĐG cho ngành Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT để tập hợp các Cục, Vụ, Viện và các dự án lâm nghiệp, hỗ trợ nhau trong việc cung cấp và chia sẻ thông tin cho nhau.