- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm 4.1 Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý
4.1.2.5. Chọn địa điểm thực thi Dự án
Việc lựa chọn địa điểm thực thi dự án trong các dự án Lâm nghiệp có quy mô lớn là một vấn đề tương đối quan trọng trong khâu thiết kế dự án, nó quyết định sự thành công của dự án và suất đầu tư dự án và là một vấn đề liên tục được tranh luận trong nghiên cứu “Dự án Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống tại Tây Nguyên” của ADB. Trong quá trình thiết kế dự án, các nhà tư vấn luôn có xu hướng lựa chọn nhanh theo các tiêu chí về điều kiện tự
có thể kết thúc việc điều tra và lên dự toán ngân sách thực hiện ngay trong đợt nghiên cứu.
Quá trình chọn địa điểm thực thi dự án bắt đầu từ việc chọn vùng, thông thường những vùng được chọn là những vùng ưu tiên đầu tư của các nhà tài trợ và của chính phủ Việt Nam, đó là các vùng Tây nguyên, Duyên Hải Miền Trung và vùng núi Phía Bắc. Đây là những vùng mà sự ảnh hưởng của ngành Lâm nghiệp nói chung và của rừng nói riêng là rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước. Không những thế đây còn là những vùng kinh tế chậm phát triển hơn các vùng khác và vấn đề khai thác rừng không hợp lý đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Tuy nhiên với mỗi một nhà tài trợ khi đầu tư vào Việt Nam có những mục tiêu ưu tiên riêng, chẳng hạn như mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học hay là phát triển kinh tế xã hội, các nhà tư vấn dựa vào những mục tiêu này để xây dựng những chỉ tiêu chọn địa điểm, chọn những tỉnh có thể triển khai các hoạt động để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Ví dụ như các dự án trồng rừng của Chính Phủ Đức tài trợ (các dự án KfW), các tỉnh được chọn làm địa điểm thực thi dự án là các tỉnh: Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thanh Hoá và Nghệ An. Mục tiêu của các dự án KfW là xây dựng các mô hình trồng rừng năng suất cao trên đất trống đồi núi trọc, tiêu chí để chọn là những vùng có nhiều đất trống đồi trọc, các tỉnh được chọn rất phù hợp với vùng ưu tiên của nhà tài trợ và phù hợp với các tiêu chí đề ra. Hay dự án trồng rừng phòng hộ đầu nguồn (JBIC) sử dụng vốn vay JBIC tài trợ được triển khai ở 5 tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên. Hệ thống sông khu vực này rất dốc và ngắn do đó tiềm ẩn nhiều thiên tai khi mùa mưa tới. Có thể thấy rằng việc chọn các tỉnh để triển khai các hoạt động dự án là không khó và thường do phía các nhà tài trợ quyết
kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để có thể triển khai dự án ngay, thì chính quyền địa phương lại muốn bổ xung thêm các tiêu chí khác như năng lực quản lý của địa phương hoặc vốn đầu tư phải được xem xét phân chia rộng rãi để tránh mâu thuẫn giữa các nhóm dân tộc. Chính sự khác nhau giữa các ưu tiên tiêu chí lựa chọn xã đã dẫn việc lựa chọn xã trở lên khó khăn hơn rất nhiều hoặc quá chú trọng vào việc lựa chọn xã sẽ dẫn tới sự chậm trễ, phiền hà trong việc triển khai các hoạt động dự án.
Từ các vấn đề trên đây có thể đưa ra những bài học kinh nghiệm cho việc chọn lựa các xã dự án: Tiêu chí để chọn xã dự án phải được xác định ngay trong giai đoạn thiết kế dự án (ví dụ như diện tích rừng tự nhiên hiện có, diện tích tối thiểu có thể trồng rừng, tỷ lệ dân cư sống phụ thuộc vào rừng) và phải dựa trên mục tiêu trọng tâm của một dự án cụ thể như: bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Đồng thời, ngân quỹ cho từng tỉnh dự án phải dựa trên các hợp phần đầu tư của dự án và tiêu chí đầu tư cho mỗi xã cần phải xác định rõ, tránh giàn trải kém hiệu quả.