Hỗ trợ xây dựng chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp quốc gia và các chính sách khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 91 - 93)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

b. Những vấn đề tồn tại về quản lý tài chính trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp

4.2.2.1. Hỗ trợ xây dựng chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp quốc gia và các chính sách khác

các chính sách khác

a. Hỗ trợ xây dựng Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp

Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đã được Chính phủ Việt Nam yêu cầu để củng cố hơn nữa Chiến lược phát triển lâm nghiệp 2001-2010. FSIV và FIPI đã được Bộ NN&PTNT chỉ định để xây dựng chiến lược nghiên cứu. Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp sẽ thiết lập phương hướng cho quá trình xây dựng chính sách, lên kế hoạch hành động và xác định ưu tiên cho nghiên cứu lâm nghiệp, nhằm đẩy mạnh hiệu quả của nghiên cứu khoa học, xây dựng dự án và thu hút đầu tư. Chương trình hỗ trợ ngành lầm nghiệp ở Châu á Thái Bình Dương (FORSPA), Tổ chức nông lương (FAO) đã cung cấp các hỗ trợ ban đầu. Các hoạt động hỗ trợ của các tổ chức quốc tế này mới tập trung vào việc thảo luận và chưa đưa ra kết quả cụ thể.

nghiệp đã tham gia quá trình này, tuy nhiên TBI-VN đã đóng vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy tại các cuộc họp, hội nghị và góp phần vào quá trình xây dựng dự thảo chiến lược nghiên cứu.

Quá trình xây dựng Chiến lược lâm nghiệp quốc gia cũng được bắt đầu, điều này đã tạo ra hai quá trình xây dựng chiến lược được thực hiện cùng lúc. Dự thảo hiện nay của Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp được xác định vào tháng 02/2005. Bởi vì Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp cần phải trở thành một phần nội dung của Chiến lược lâm nghiệp quốc gia, nên bản dự thảo hiện nay của chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp đang đợi sự phê duyệt của Chiến lược lâm nghiệp quốc gia, sau đó có thể sẽ cần phải rà soát lại. Việc phê duyệt Chiến lược lâm nghiệp quốc gia theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào cuối năm nay 2006. Điều này không trở thành hiện thực bởi vì nó còn phải được gửi đến các chuyên gia trong nước và quốc tế, sau đó chiến lược đã chỉnh sửa sẽ được đệ trình lên Thủ Tướng chính phủ phê duyệt. Vì vậy, hi vọng rằng trong năm 2006 TBI sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ chốt trong việc hoàn thành Chiến lược nghiên cứu lâm nghiệp. Ngoài ra, Chiến lược nghiên cứu cũng cần phải được mang ra áp dụng thông qua việc xây dựng một kế hoạch hành động nghiên cứu.

b. Góp phần vào Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP)

TBI-VN cũng đã góp phần vào FSSP bằng cách trở thành thành viên của FSSP vào tháng 02/2003. FSSP không chỉ một cơ chế điều phối của các nhà tài trợ mà là một cơ chế điều phối cho tất cả các hoạt động lâm nghiệp quốc tế ở Việt Nam. Chính vì lý do này nên việc TBI-Việt Nam trở thành một thành viên đối tác là một quyết định rất quan trọng.

Cho đến nay, FSSP vẫn còn là một diễn đàn thảo luận và không có hoạt động hướng vào các quan hệ đối tác thật sự. Chưa có quyết định chỉ rõ cách thức mà các đối tác sẽ góp phần vào các ưu tiên của FSSP, bởi vì chưa có đánh giá nào

cần phải hiểu được quá trình/ cách thức mà Bộ NN&PTNT chuyển đổi chiến lược FSSP vào trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và lồng ghép vào Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi này cũng đang được thực hiện thông qua việc xây dựng chiến lược lâm nghiệp, trong đó đã có rất nhiều lỗ lực để kết nối với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia.

Một bất lợi của FSSP là hợp phần nghiên cứu không được lồng ghép như là một hoạt động hỗ trợ cho tất cả các chương trình, thay vào đó nó được xem như là một chương trình riêng biệt. Vì thế, hầu hết các đối tác trong nước của FSSP đều có suy nghĩ rằng việc đóng góp trong tương lai của TBI-VN đối với FSSP đặc biệt chỉ liên quan đến chương trình số 8 về Nghiên cứu, Khuyến nông lâm, Đào tạo và Giáo dục (RETE).

TBI-VN đã đệ trình rất nhiều đề xuất dự án lên TFF (Góc hỗ trợ thông tin, học bổng giai đoạn 2004-2005, không được chấp thuận) cùng với SNV và Trường ĐH Queensland.

TBI-VN tham gia vào hội thảo của FSSP và đưa ra các ý kiến đề xuất.

TBI-VN đã tổ chức đợt kêu gọi đề cương nghiên cứu trên cơ sở các ưu tiên của nghành lâm nghiệp được xác định tại cuộc hội thảo của FSSP ở Đà Lạt (năm 2001). Khung của FSSP trong đó có các ưu tiên theo chủ đề đã được đưa vào trong phụ lục của Văn kiện và đề tài nghiên cứu mà TBI-VN có thể áp dụng cũng đã được giới thiệu trong bản này.

TBI-VN đã có rất nhiều lỗ lực để nộp đề xuất dự án cho TFF.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)