- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm 4.1 Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý
4.1.2.1. Chuẩn bị thiết kế Dự án
Các dự án Lâm nghiệp Quốc tế đã và đang triển khai hoạt động tại Việt Nam được xây dựng trên cơ sở các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và Bộ NN&PTNT như: trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển nguồn nhân lực khuyến lâm v.v.., gắn với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo, nhằm góp phần nâng cao mức sống của người dân và giảm áp lực lên rừng. Hầu hết các dự án Lâm nghiệp quốc tế đã và đang triển khai tại Việt nam, công tác chuẩn bị đều được sự hỗ trợ về cả kỹ thuật và tài chính của các nhà tài trợ nên rất thuận lợi cho công tác chuẩn bị dự án.
Tuy nhiên đối với những dự án giải ngân chậm lại tồn tại điểm yếu ngay trong khâu chuẩn bị dự án. Các thông tin ban đầu phục vụ cho dự án, cung cấp cho khâu chuẩn bị thiết kế dự án thường là những thông tin sẵn có, không mang tính thời sự và chúng được các địa phương báo cáo lên, ví dụ như điều kiện tự nhiên, khí hậu thuỷ văn, đất đai, giá cả thị trường… Nên đến khi phê duyệt dự án sau hai hoặc ba năm, những thông tin này đã lỗi thời không còn phù hợp với thực tế với địa phương nữa. Các dự án phải mất rất nhiều thời gian để điều chỉnh những thông tin này cho phù hợp với thực tế và lại trình duyệt lần nữa, đặc biệt là các thông tin về định mức giá cả, thông tin về rừng và đất rừng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực thi dự án.
Đa số những cán bộ được hỏi đều cho rằng: các thông tin ban đầu để chuẩn bị cho thiết kế dự án là rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến tiến trình thực hiện dự án và khả năng giải ngân của một dự án nhưng những thông tin này lại thiếu tính chính xác hoặc thiếu tính thời sự. Tất cả các dự án phải thiết kế lại so với thiết kế ban đầu hoặc xin trình duyệt lại các định mức chi phí đều liên quan đến các thông tin ban đầu của quá trình chuẩn bị dự án. Các thông tin ban đầu rất quan trọng nhưng lại thiếu đi sự chính xác và ít tính thời sự lại chủ yếu là các thông tin về hiện trạng rừng, hiện trạng sử dụng đất và các định mức. Đặc biệt là các thông tin về đất và rừng, thông thường các tỉnh và các địa phương đều muốn thu hút vốn đầu tư vào địa phương mình nên đã khai tăng số liệu về đất và rừng. Ví dụ điển hình là dự án Khu vực lâm nghiệp, vốn vay của ngân hàng ADB, tổng mức đầu tư ban đầu là 53,2 triệu USD trong đó vốn vay là 33,1 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 7 triệu USD, vốn đối ứng là 5,1 triệu USD, dân góp là 8 triệu USD nhưng chỉ giải ngân được hơn 10 triệu USD và thời gian thực hiện kéo dài từ năm 1998 đến 2005 lý do chủ yếu là số liệu
hiện dự án và tiến độ giải ngân. Mặc dù đây là dự án được các nhà tài trợ cũng như phía Việt Nam đánh giá là thành công trong những dự án vốn vay.
Tình trạng phổ biến hiện nay là sự thiếu vắng những đơn vị khuyến nông tư nhân, các công ty thiết kế hay các đơn vị dịch vụ lâm nghiệp cũng là một nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình lựa chọn nhà thầu cho các hoạt động khuyến lâm, thiết kế các mô hình khoán bảo vệ rừng, quy hoạch sử dụng đất và giao đất. Hơn nữa, các nhà thiết kế đã không xem xét kỹ những cơ quan và đơn vị dịch vụ nào là hợp pháp theo quy định của nhà tài trợ để có thể tham gia vào các hoạt động của dự án, bao gồm chức năng nhiệm vụ, tình trạng pháp lý, trang thiết bị, nguồn nhân lực, nguồn tài chính, kinh nghiệm quản lý và tổ chức.
Trong quá trình thiết kế dự án, bản thân cơ quan chủ quản cũng chưa phát huy đầy đủ quyền làm chủ của mình, cán bộ thiết kế trong nước chưa thực sự chủ động tham gia vào tổ thiết kế dự án và tồn tại sự mất cân bằng giữa tư vấn nước ngoài và tư vấn trong nước. Các tư vấn nước ngoài luôn chiếm đa số trong các tổ thiết kế dự án, tư vấn trong nước tham gia rất thụ động trong quá trình thiết kế dự án và coi việc tham gia vào tổ thiết kế dự án là công việc làm thêm, nên hầu như công tác thiết kế dự án phụ thuộc hoàn toàn vào nhóm tư vấn nước ngoài, vì vậy mà năng lực của cán bộ trong nước không được nâng cao và không có tính bền vững. Mặc dù phải thừa nhận rằng các tư vấn nước ngoài luôn làm hài lòng các nhà đầu tư, thông thường khi thiết kế dự án sẽ do một công ty tư vấn nước ngoài đảm nhiệm việc này và được nhà đầu tư chỉ định thầu. Lý do là các nhà thầu Việt Nam không đủ năng lực và thực tế thì các tư vấn trong nước chưa có kinh nghiệm trong quản lý dự án. Ngoài ra tổ thiết kế dự án thường thiếu vắng các thành viên của các cơ quan chính phủ, những người mà sau này sẽ là Giám đốc dự án, cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật của dự án. Đa số những cán bộ kỹ thuật tham gia các dự
thiết kế ban đầu của dự án, chỉ được tuyển vào làm việc khi dự án bắt đầu triển khai các hoạt động.
Từ việc phân tích các vấn đề hạn chế của công tác chuẩn bị thiết kế dự án nêu trên đây và nhằm để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho công tác thiết kế được tốt hơn, đề tài xin đưa ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Tổ thiết kế dự án cần phải bao gồm cả tư vấn trong nước và tư vấn nước ngoài thay vì chỉ có các tư vấn nước ngoài như hiện nay. Các tư vấn trong nước phải là những người có kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực hoạt động của dự án để đảm bảo rằng tổ thiết kế nắm được các quy chế của Chính phủ Việt Nam và của các Nhà tài trợ như sự đóng góp của cộng đồng, thủ tục mua sắm và giải ngân v.v.
Giảm tối đa tư vấn nước ngoài, chỉ giữ lại những vị trí chủ chốt như: cố vấn trưởng, chuyên gia kinh tế có kinh nghiệm về giám sát đánh giá, chuyên gia tài chính có kinh nghiệm quản lý.
Cần phải tăng cường mở các lớp đào tạo tập huấn hàng năm cho các cán bộ quản lý cũng như cán bộ kỹ thuật tham gia dự án và đặc biệt những cán bộ làm công tác quản lý dự án.
Các chuyên gia tư vấn thiết kế dự án cần phải tiến hành khảo sát, đánh giá hiện trường về mọi mặt như các thông tin về năng lực thực tế của địa phương, năng lực của các cơ quan và đơn vị dịch vụ hợp pháp và coi đó là thành phần liên kết không thể thiếu trong công tác chuẩn bị dự án.