- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm 4.1 Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý
4.1.1.2. Các dự án viện trợ không hoàn lại:
(1) Dự án Trồng rừng tại 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn (KfW1), do KFW tài trợ (KfW 1 kéo dài). Thời gian 1999 đến hết tháng 1 năm 2005. Tổng vốn đầu tư là 5,7 triệu USD (vốn viện trợ không hoàn lại là 4,9 triệu USD, vốn đối ứng là 0,8 triệu USD)
(2) Dự án Trồng rừng tại 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn (KfW2), do KFW tài trợ. Thời gian 1999 đến hết tháng 1 năm 2005. Tổng vốn đầu tư là9,3 triệu USD (vốn viện trợ không hoàn lại là 7,7 triệu USD, vốn đối ứng là1,6 triệu USD)
(3) Dự án Trồng rừng tại 3 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh và Lạng Sơn (KfW3), do KFW tài trợ (Pha 2 của KfW 2 kéo dài). Thời gian 1999 đến hết tháng 12 năm 2005. Tổng vốn đầu tư là 6,0 triệu USD (vốn viện trợ không hoàn lại là 5,0triệu USD, vốn đối ứng là 1,0triệu USD)
(4) Dự án Trồng rừng tại 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An (KfW4), do KFW tài trợ. Thời gian thực hiện 2002 đến 12/2008. Tổng vốn đầu tư là 9,4 triệu USD (vốn viện trợ không hoàn lại là 7,7 triệu USD, vốn đối ứng là 1,7 triệu
(5) Dự án khôi phục và quản lý rừng bền vững ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và Phú Yên " do Đức tài trợ (KfW 6), từ tháng 12 năm 2004 đến 2013. Tổng vốn viện trợ là 12,1 triệu USD.
(6) Dự án Trồng rừng trên đất cát ven biển Nam Trung bộ Việt Nam tại 2 tỉnh Phú Yên và Quảng Nam (PACSA), do Nhật Bản tài trợ. Thời gian 2001 đến 2005.
(7) Các dự án do các tổ chức phi chính phủ viện trợ không hoàn lại khác, được quản lý trực tiếp bởi các cơ quan thực hiện dự án như các trường các Viện, các tổ chức xã hội như hội Khoa học, hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ...