Khái quát tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành Lâm nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 33 - 37)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

B. Cỏch tiếp cận tổng hợp đối với phỏt triển lõm nghiệp và giảm nghốo

3.3. Khái quát tình hình đầu tư nước ngoài vào ngành Lâm nghiệp Việt Nam

Việt Nam

Theo số liệu bảng 3: Từ 1996 đến 2003, các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho Bộ NN&PTNT 266 dự án với tổng ngân sách vào khoảng 1.606 triệu USD, tương đương với 24.895 tỷ VND. Trong khi hầu hết các dự án tập trung vào thuỷ lợi 669 triệu USD, nông nghiệp 605 triệu USD, sau đó vào lâm nghiệp chỉ là332 triệu USD. Mức đầu tư trung bình cho mỗi dự án lâm nghiệp ở vào khoảng 3,8 triệu USD, dự án nông nghiệp là 4,3 triệu USD và thuỷ lợi là 17,6 triệu USD. Như vậy có thể thấy rằng nguồn vốn đầu tư ODA dành cho lâm nghiệp là ít nhất.

Theo số liệu phân tích của Bộ NN&PTNT, trong số 24.895 tỷ VND đã cam kết, chỉ có khoảng 7.084 tỷ VND nguồn vốn vay ODA được tính vào ngân sách của Bộ và là một con số khá khiêm tốn so với tổng ngân sách. Lý do chủ yếu là hầu hết nguồn vốn tài trợ không hoàn lại đều do các nhà tài trợ quản lý và không được tính vào hệ thống ngân sách của Bộ. Tốc độ giải ngân của nguồn vốn vay là rất chậm, đặc biệt là trong ngành lâm nghiệp. Tuy nhiên, 7,084 tỷ VND cũng đã tương đương với 42% tổng ngân sách của Bộ, điều đó cũng có nghĩa là ODA vay là một nguồn ngân sách rất quan trọng trong ngân sách của Bộ.

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng nguồn vốn ODA của Bộ NN&PTNT Giai đoạn (1996-2003)

Đơn vị tính: triệu USD

TT Nội dung Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng cộng A B 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Số C.trỡnh, DA 35 47 34 33 31 37 30 19 266 Lõm nghiệp 13 16 9 11 10 7 15 7 88 Nụng nghiệp 16 26 22 20 19 20 9 8 140 Thủy Lợi 6 5 3 2 2 10 6 4 38 2 Tổng số 193 196 390 148 178 272 199 31 1.606 ODA vay 2 118 327 102 43 118 124 0 834 ODA KHL 191 78 63 46 135 154 74 31 772 Lõm nghiệp 71 97 47 18 67 1 28 4 332 ODA vay 0 33 23 0 43 0 0 0 99 ODA KHL 71 64 24 18 25 1 28 4 233 Nụng nghiệp 16 97 238 23 93 70 57 10 605 ODA vay 2 85 204 0 0 47 54 0 392 ODA KHL 14 12 34 23 93 23 3 10 213 Thủy Lợi 106 2 105 106 17 202 113 17 669 ODA vay 0 0 100 102 0 71 70 0 343 ODA KHL 106 2 5 4 17 131 43 17 326

Nguồn vốn cho các dự án quốc tế Lâm nghiệp được các chính phủ (như Thuỵ Điển, Đức, Nhật Bản, Hà Lan) và các tổ chức đa phương như ADB và WB cung cấp thông qua hai hình thức là viện trợ không hoàn lại và vốn vay ưu đãi. Các chương trình dự án này vào Việt Nam đã đóng góp rất to lớn vào sự nghiệp phát triển Lâm nghiệp Việt Nam đặc biệt là phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, làm thay đổi diện mạo kinh tế Lâm nghiệp, tăng khả năng đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào nền kinh tế Quốc dân.

Theo số liệu (Bảng 4)của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, trong giai đoạn 1991 –2003, Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp đã trực tiếp quản lý 14 chương trình, dự án nước ngoài đầu tư cho Lâm nghiệp với tổng kinh phí 294,4 triệu USD, trong đó có 10 dự án viện trợ không hoàn lại, 4 dự án vốn vay của 6 nhà tài trợ chính: Chương trình lương thực thế giới, Thuỵ Điển, Đức, Nhật Bản, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á và 2 nhà đồng tài trợ không hoàn lại: Hà Lan và Đan Mạch. Địa bàn hoạt động dự án gồm 35 tỉnh với 273 huyện trải dài từ Hữu Nghị quan (tỉnh Lạng Sơn) đến Mũi Cà Mau.

Trong những năm qua, các dự án nước ngoài đầu tư vào Lâm nghiệp đã trồng được 245.000 ha rừng, chiếm khoảng 17% diện tích rừng trồng hiện nay. Các dự án đã giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên: 82.000 ha và xây dựng được 6.000 đất canh tác theo mô hình nông lâm kết hợp. Ngoài ra đã triển khai xây dựng 36 công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, 180 km đường giao thông liên thôn và 3.500 m2 trường học. Đã tổ chức 190 lớp đào tạo cho 3.900 cán bộ và 810 lớp tập huấn cho 33.600 nông dân.

Trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, 3 nhà tài trợ lớn của ngành Lâm nghiệp đã tiếp tục cam kết tài trợ 3 dự án, các dự án Quốc tế Lâm nghiệp này

- Ngân hàng thế giới (WB) đã viện trợ cho dự án “Phát triển ngành lâm nghiệp” với kinh phí 80 triệu USD, thông qua hình thức vay ưu đãi.

- Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) với dự án vốn vay “Phát triển Lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên”, kinh phí 50 triệu USD.

- Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW) cũng đã cam kết viện trợ không hoàn lại 12,1 triệu Euro cho 1 dự án trồng rừng ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ (KfW 6).

Bảng3.4: Tỡnh hỡnh viện trợ nước ngoài cho ngành Lâm nghiệp từ năm1991đến2003 (Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp)

Đơn vị tớnh: triệu USD

Tờn cỏc dự ỏn Tổng số Trong đú Thời gian thực hiện Vay ưu đói Khụng hoàn lại Đối ứng Dõn gúp I. Dự ỏn khụng hoàn lại 127,7 106,8 20,9 1. FCP 13,3 13,3 1991-1995 2. PAM 4304 33,0 23,3 9,7 1992-1998 3. MRDP 18,1 16,3 1,8 1996-2002 4. KfW1 5,7 4,9 0,8 1996-2001 5. PAM 5322 18,4 14,9 3.5 1997-2002 6. KfW 2 9,3 7,7 1,6 1997-2002 7. KfW3 6,0 5,0 1,0 2000-2005 8. KfW3 pha 2 3,0 2,5 0,5 2001-2006 9. PACSA 11,5 11,2 0,3 2001-2005 10. KfW4 9,4 7,7 1,7 2002-2008 II. Dự ỏn vốn vay 166,7 100,0 23,3 35,4 8,0 11. ADB 53,2 33,1 7,0 5,1 8,0 1997-2003 12. WB1 32,3 21,5 5,0 5,8 1998-2004 13. WB2 65,6 31,8 11,3 22,5 2000-2006 14. JBIC 15,6 13,6 2,0 2002-2007 Tổng cộng 294,4 100,0 130,1 56,3 8,0

Chương 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)