- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
B. Cỏch tiếp cận tổng hợp đối với phỏt triển lõm nghiệp và giảm nghốo
3.2. Hiện trạng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Sau khi Việt Nam dành được độc lập, các hoạt động hợp tác phát triển chính thức giữa Việt Nam với các nước trong cộng đồng quốc tế đã sớm được hình thành và được duy trì cho tới giữa những năm 80. Tuy nhiên các hoạt động đầu tư vào ngành Lâm nghiệp thời kỳ này chỉ là các hạng mục đầu tư cho Công nghệ Chế biến và khai thác Lâm sản, chưa có hoặc rất ít đầu tư cho quá trình phát triển Lâm nghiệp, mặt khác hình thức đầu tư nước ngoài thời điểm này chỉ mang tính chất “cho không” của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, do vậy hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí chưa cao, các hoạt động tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu cơ bản và phát triển ngành lâm nghiệp theo hướng kế hoạch hoá và tập trung tại khu vực nhà nước. Sau một thời gian gián đoạn, bắt đầu từ năm 1993, các cam kết đầu tư hợp tác phát triển này đã được tái lập hoàn toàn. Các cam kết của cộng đồng quốc tế dành cho phát triển ngành Lâm nghiệp được dựa trên các yêu cầu của Chính phủ Việt Nam và Bộ NN&PTNT như: trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển nguồn nhân lực… gắn với phát triển nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Các nhà đầu tư hiện nay cũng đa dạng hơn, ngoài
các nước phát triển cam kết viện trợ cho Việt Nam còn có cả các tổ chức phi chính phủ, tổ chức đa phương cũng đã cam kết hỗ trợ phát triển cho Việt Nam. Kể từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ tích cực của các nhà tài trợ quốc tế đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn viện trợ nước ngoài ngày càng lớn và đã đóng một vai trò quan trọng, góp phần đáng kể giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao, xoá đói giảm nghèo và cải thiện được một phần đời sống nhân dân vùng núi. Với tình hình hiện nay khi nguồn vốn nước ngoài viện trợ vào Việt Nam khó có thể gia tăng với tốc độ cao trong thời gian tới trong khi đó thì nhu cầu phát triển đòi hỏi nguồn lực cho công tác quản lý là rất lớn, chính vì vậy mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nước ngoài này.
Hiện nay Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài [theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư].
Theo bảng 2, trong giai đoạn 1993 đến 2001 các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho Việt Nam là 19,94 tỷ USD, cho tới hết năm 2001 Việt Nam mới chỉ giải ngân hết 9,571 tỷ USD đạt 48% nguồn vốn ODA đã cam kết. Tuy tốc độ giải ngân năm sau có cao hơn năm trước nhưng việc giải ngân vẫn còn hạn chế so với cam kết.
Nguồn vốn ODA được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (24%); ngành giao thông (27,5%); nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cả thủy lợi là (12,74%); ngành cấp thoát nước (7,8%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học -công nghệ – môi trường (11,87%)
Bảng3.2: Cam kết và thực hiện ODA thời kỳ 1993-2001
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Năm Cam kết ODA
(Triệu USD)
Thực hiện/giải ngõn ODA
(Triệu USD)
Giải ngõn/cam kết(%) Tổng số 19.940 9.571 48,00 1993 1.810 413 22,82 1994 1.940 725 37,37 1995 2.260 737 32,61 1996 2.430 900 37,04 1997 2.400 1.000 41,67 1998 *2.200 1.242 56,45 1999 **2.210 1.350 61,09 2000 2.400 1.650 68,75 2001 2.400 1.500 62,50
Ghi chỳ: (*) Chưa kể 0,5 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cỏch kinh tế (**) Chưa kể 0,7 tỷ USD dự định hỗ trợ cải cỏch kinh tế
Mục tiêu đến năm 2010 nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức vẫn huy động đạt khoảng 20% vốn đầu tư toàn xã hội (2 tỷ USD/năm) trong đó cho nông nghiệp và phát triển nông thôn vẫn giữ khoảng 15% trong tổng vốn huy động. Đối với Lâm nghiệp sẽ tập trung vào trồng rừng lấy gỗ phục vụ cho nền kinh tế, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.