Công tác giám sát và đánh giá Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 77 - 80)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

b. Những vấn đề tồn tại về quản lý tài chính trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp

4.1.2.10. Công tác giám sát và đánh giá Dự án

Hiện nay, mỗi dự án có một hệ thống giám sát và đánh giá riêng. Tập chung chủ yếu vào thu thập dữ liệu để phục vụ cho việc lập báo cáo hàng quý, báo cáo 6 tháng và báo cáo hàng năm, chưa chú ý tới đánh giá các tác động về mọi mặt của dự án, ngay cả đối với các dự án mới thiết kế gần đây. Ban giám sát và đánh giá được thành lập riêng không liên quan đến Ban quản lý dự án, gồm các ban ngành có liên quan tham gia vào Ban, mặc dù vậy các dự án vẫn thành lập một ban giám sát đánh giá cho riêng mình.

Công tác Giám sát và Đánh giá hiện nay rất được Chính phủ Việt Nam và các Nhà tài trợ quan tâm và chú ý. Tuy nhiên yêu cầu của các nhà tài trợ lại khắt khe hơn rất nhiều so với phía Việt Nam, chính vì vậy báo cáo gửi cho Chính Phủ Việt nam không thể áp dụng báo cáo cho các Nhà tài trợ nước ngoài. Các tổ Giám sát, Đánh giá được thành lập trong quá trình thiết kế dự án và có sự tham gia giúp đỡ của các tư vấn nước ngoài, nhiều khi các nhà tài trợ còn cử cả một tổ tư vấn sang giúp đỡ về công tác Giám sát và đánh giá như dự án WB2. Các chuyên gia tư vấn nước ngoài, ngoài việc giúp đỡ Việt nam trong công tác Giám sát đánh giá các dự án ra còn phải thực hiện nhiệm vụ chuyển giao được một cách có hệ thống và đầy đủ những nội dung cần thiết cho cán bộ dự án trong nước về giám sát và đánh giá. Mặc dù vậy công tác giám sát đánh giá trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều thách thức sau đây:

- Công tác thu thập thông tin một cách có hệ thống ở cấp tỉnh, huyện và xã còn nhiều hạn chế. Cán bộ đủ năng lực và làm chuyên trách còn thiếu,

- Người dân địa phương tham gia vào công tác giám sát và đánh giá còn rất hạn chế mặc dù Chính phủ và Bộ KH&ĐT đã ban hành chính sách khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia (Nghị quyết của Bộ Chính trị về việc thực thi các quy chế dân chủ và thông tư số 3 ngày 19 tháng 5 năm 2003 do Bộ KH&ĐT ban hành).

- Bộ NN&PTNT và Chính phủ chưa xây dựng được một hệ thống giám sát đánh giá chung và phần mềm quản lý hỗ trợ đưa vào sử dụng trong các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

- Thiếu cán bộ trong nước đủ năng lực chịu trách nhiệm chính về vấn đề Giám sát và Đánh giá. Hiện nay chúng ta vẫn phải thuê các tư vấn nước ngoài, nhưng vẫn chưa thể chuyển giao được cho cán bộ trong nước đảm trách nhiệm vụ này.

- Công tác giám sát đánh giá chưa được quan tâm đúng mức, các báo cáo đánh giá mới chỉ dừng lại ở việc báo cáo tiến độ thực hiện, mức độ giải ngân hàng tháng, hàng quý và hàng năm, chưa đi sâu vào đánh giá mức độ đạt được mục tiêu của dự án và những tác động mọi mặt của dự án.

- Thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng thuộc Bộ NN&PTNT trong công tác giám sát đánh giá các dự án Lâm nghiệp, cho dù đây là những dự án nhiều hợp phần và nhiều vấn đề phức tạp yêu cầu phải có sự hợp tác chặt chẽ của các ban ngành. Bộ NN&PTNT cũng chưa có một hệ thống giám sát và đánh giá nói chung và cho ngành Lâm nghiệp nói riêng và cũng không có sự liên kết các dự án lại với nhau. Kết quả là một lượng lớn thông tin được Bộ lưu trữ và thường xuyên cập nhật, ví dụ các thông tin của dự án 661. Nhưng các dự án Quốc tế không có cơ hội để tiếp cận những thông tin này.

Hiện nay Vụ Thẩm định của Bộ KH&ĐT đã và đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với Bộ NN&PTNT và cùng với các Nhà tài trợ để hoàn thành hướng dẫn hệ

thống giám sát và đánh giá cho các dự án quốc tế lớn trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Kết quả phỏng vấn đa số những người tham gia vào các vị trí khác nhau của dự án đều có nhận xét chung rằng: Đánh giá những tác động của dự án Lâm nghiệp là rất khó khăn, nhất là các tác động về môi trường sinh thái và sự ảnh hưởng của dự án tới quá trình phát triển kinh tế, xã hội vùng nông thôn miền núi. Vì kết quả của cây rừng chỉ thấy được sau 8 đến 15 năm đối với cây mọc nhanh và 20 đến 40 năm thậm trí hàng trăm năm đối với cây rừng tự nhiên. Trong khi đó các báo cáo đánh giá kết quả của dự án chỉ thể hiện được trong quá trình thực hiện dự án. Ví dụ, khi được hỏi về những tác động về sau của dự án thì Chị Nguyễn Thị Liên (cán bộ chương trình hợp tác Việt Nam – Thuỵ Điển) cho rằng, cái được lớn nhất của dự án là mô hình “quỹ phát triển thôn bản”, đối tượng tác động trực tiếp là phụ nữ, thứ hai nữa là mô hình kinh tế trang trại. Cả hai mô hình này không những được duy trì phát triển ở vùng có dự án mà đã phát triển ở rất nhiều địa phương khác.

Để khắc phục những vấn đề tồn tại trên đây về công tác giám sát và đánh giá cần phải thực hiện các hoạt động sau đây:

- Cần phải có một hệ thống giám sát và đánh giá ở các cấp, có cán bộ giám sát chuyên trách cho mỗi xã để theo dõi các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã bao gồm cả các dự án quốc gia và quốc tế có trên địa bàn, cán bộ chuyên trách cần phải phối hợp tốt với UBND xã và cán bộ thống kê của xã nhằm thu thập đầy đủ các thông tin, tránh chồng chéo. Hiện nay Chính phủ chưa có quy định về biên chế vị trí này có thể sử dụng kinh phí của các dự án để trả lương. Nhưng về lâu dài thì hệ thống thống kê của Nhà nước hiện nay nên đảm nhiệm chức năng

- Việc giám sát đánh giá phải thông qua các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng nhân dân và Hội đồng nhân dân. Ban giám sát cấp xã phải do người dân trực tiếp bầu chọn và được thành lập cho mỗi thôn để giám sát các hoạt động trên địa bàn. Chính phủ và nhà tài trợ cần phải có quy định về phụ cấp cho tổ giám sát xã trên cơ sở bổ sung kinh phí giám sát thi công của cộng đồng.

- Phải xây dựng một hệ thống quản lý thông tin để có thể sử dụng chung cho các dự án Lâm nghiệp.

- Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp nên thành lập một tổ giám sát đánh giá riêng hỗ trợ công tác giám sát đánh giá và công tác lập báo cáo của các dự án. Tổ công tác này sẽ tổ chức đánh giá nội bộ thường xuyên kết quả hoạt động của các dự án và rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết.

- Cần duy trì và củng cố tổ công tác GS&ĐG cho ngành Lâm nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT để tập hợp các Cục, Vụ, Viện và các dự án lâm nghiệp, hỗ trợ nhau trong việc cung cấp và chia sẻ thông tin cho nhau.

- Giảm yêu cầu của đoàn giám sát từ các nhà tài trợ và thay vào đó là tăng cường sử dụng các đoàn giám sát trong nước của Bộ NN&PTNT và của Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp hay của các cơ quan khác thuộc Chính phủ.

- Bộ NN&PTNT cùng Bộ Tài Chính và Bộ KH&ĐT sớm ban hành dự thảo thông tư hướng dẫn về tổ chức bộ máy và chi phí cho công tác giám sát và đánh giá các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Cần sớm ban hành thông tư hướng dẫn thực hiện việc giám sát và đánh giá và tổ chức tập huấn cho các dự án hợp tác quốc tế trong ngành Lâm nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)