- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
d. Tổ chức quản lý người nước ngoài tham gia thực hiện dự án
Các dự án Quốc tế Lâm nghiệp, thông thường có rất nhiều hợp phần, liên quan đến nhiều ban ngành, nhiều thành phần tham gia vào quá trình thực
Đối với các tư vấn người nước ngoài, do người nước ngoài quản lý và dựa trên các quy chế về người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam và được các nhà tài trợ tuyển dụng vào các vị trí mà các chuyên gia Việt Nam không thể đảm trách. Hầu hết các dự án khi triển khai giai đoạn đầu có rất nhiều chuyên gia nước ngoài, tham gia ở hầu hết các lĩnh vực mà dự án hoạt động. Các tư vấn người nước ngoài làm việc trong Văn phòng tư vấn thực hiện dự án và dưới sự quản lý của một cố vấn trưởng. Theo các nhận xét của những người được phỏng vấn, họ cùng có chung nhận xét rằng: đa số các chuyên gia nước ngoài đều có kinh nghiệm làm việc và làm thoả mãn các yêu cầu của những nhà tài trợ nước ngoài, nhưng họ lại không hiểu phong tục tập quán của người Việt Nam, điều kiện làm việc ở các địa phương nên cũng gây rất nhiều trở ngại cho các chuyên gia nước ngoài.
Khi được hỏi về sự đánh giá các chuyên gia của Việt Nam so với các chuyên gia nước ngoài, ông Phạm Ngọc Bình (chuyên viên giám sát và đánh giá dự án Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp) cho rằng: các chuyên gia Việt Nam có trình độ tương đối tốt và có thể thay thế được hầu hết các vị trí mà các chuyên gia nước ngoài đang thực hiện, trừ một vài vị trí như: Cố vấn Trưởng, Cố vấn về Tài chính, Cố vấn về Giám sát và Đánh giá, là các vị trí mà các chuyên gia Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm. Vì những chuyên gia có trình độ, giỏi ngoại ngữ và có nhiều kinh nghiệm lại rất ít, hay các chuyên gia Việt Nam rất giỏi về chuyên môn nhưng lại thiếu kinh nghiệm về quản lý tài chính và cơ chế quản lý tài chính của các nhà tài trợ. Ông Bình cũng cho rằng, cái thiếu nhất của cán bộ dự án Việt Nam đó là ngoại ngữ để có thể trao đổi thông tin và hợp tác với các tư vấn nước ngoài, nhưng các chuyên gia Việt Nam lại có những lợi thế về sự am hiểu phong tục tập quán, phong cách làm việc, thích ứng với điều kiện khí hậu thường xuyên thay đổi của các địa phương nhất là vùng sâu vùng xa. “Người Việt Nam dễ hiểu Người Việt Nam
Sau giai đoạn một hai năm đầu, dự án đã đi vào ổn định các chuyên gia, tư vấn rút khỏi dự án theo đúng hợp đồng hoặc đã hoàn thành việc chuyển giao công nghệ, chỉ còn lại những vị trí chủ chốt như Cố vấn Trưởng, Cố vấn tài chính, Cố vấn Giám sát và đánh giá, những vị trí mà chuyên gia Việt nam chưa thể thay thế.
Từ những vấn đề nêu trên đây, để chủ động hơn cho quá trình thực hiện dự án và quản lý có hiệu quả dự án cần phải đào tạo tập huấn cho các vị trí chủ chốt trong giai đoạn đầu của dự án, nhằm dần dần thay thế các chuyên gia nước ngoài và phát huy quyền tự chủ của mình.