Điểm mạnh, điểm yếu của dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 103 - 105)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

b. Những vấn đề tồn tại về quản lý tài chính trong các dự án Quốc tế Lâm nghiệp

4.2.3.3. Điểm mạnh, điểm yếu của dự án

Điểm mạnh:

3. Kết hợp giữa nghiên cứu nâng cao năng lực là rất phù hợp: nghiên cứu thạc sỹ và tiến sỹ trong các dự án nghiên cứu, đào tạo trong công việc trong quá trình triển khai nghiên cứu

4. Các đề tài nghiên cứu rất phù hợp với ngành lâm nghiệp ở Việt Nam, mặc dù không phải luôn luôn được đánh giá là theo hướng nhu cầu

5. Các tổ chức quốc tế nhận định rằng các nghiên cứu của TBI-VN có tiêu chuẩn kỹ thuật cao và mang tính phù hợp, đặc biệt là nghiên cứu sinh thái và mang tính “truyền thông” hơn, ví dụ: phục hồi rừng, bởi vì có rất ít cơ quan/ đơn vị nghiên cứu về mảng đề tài này. Mảng đề tài này thường được sử dụng như là cơ sở để xây dựng đề cương của các tổ chức/ đơn vị này.

6. Cẩm nang về “Môi trường thể chế ở tỉnh Thừa Thiên Huế” là rất có giá trị và vẫn còn cơ hội để hoàn thiện hơn nữa

7. TBI-VN đã nỗ lực để điều phối các hoạt động của các tổ chức quốc tế làm việc tại tỉnh Thừa Thiên Huế, mặc dù trên thực tế công việc này vẫn còn mang nặng tính báo cáo hơn là điều phối các hoạt động dự kiến

Điểm yếu

1. Quá trình tuyển chọn các đề cương cho các dự án nghiên cứu là quá phức tạp và mất nhiều thời gian. Một số tổ chức đối tác Việt Nam cho rằng quá trình này không rõ ràng lắm.

2. Chủ đề của cuộc kêu gọi đề cương là quá rộng, điều này đã tạo ra quá nhiều đề tài nghiên cứu khác nhau với quy mô thực hiện quá nhỏ. Vì thế, thông tin về các kết quả nghiên cứu do TBI-VN xây dựng không có nhiều khả năng để mở rộng quy mô, bởi vì cơ sở quá hạn chế.

3. Thiếu cơ chế điều phối giữa các đối tác dự án, giữa các dự án cũng như trong cùng một dự án nghiên cứu. Mặc dù đã nỗ lực rất nhiều trong hội nghị triển khai, mọi người vẫn chưa rõ lắm ai sẽ làm việc gì, điều này có

thể đã tạo ra sự trùng lặp. Vai trò này của PMU, cùng với sự hỗ trợ của Ban điều hành dự án, nên được đẩy mạnh.

4. Các nghiên cứu chỉ vừa mới được thực hiện vì thế sẽ còn quá sớm để đánh giá việc áp dụng của các nhà quản lý, xây dựng chính sách. Tuy nhiên để áp dụng nghiên cứu vào trong xây dựng chính sách cấp quốc gia thì các đề tài này lại quá rộng và quy mô lại quá nhỏ. Để áp dụng vào trong chính sách ở cấp tỉnh và trong thực tế, thì việc áp dụng xem ra lại quá hạn chế do mức độ sở hữu của các đối tác Việt Nam vẫn còn thấp. 5. Cẩm nang “ Môi trường thể chế ở tỉnh Thừa Thiên Huế” mặc dù bản chất

là một tập thông tin rất hữu ích, tuy nhiên vẫn cần phải chi tiết hoá hơn nữa các hoạt động lâm nghiệp của các tổ chức phi chính phủ và chính phủ. Hơn thế, việc tiếp cận thông tin còn gặp khó khăn bởi vì độc giả phải đọc hết cả cuốn cẩm nang để tìm thấy được thông tin mà mình cần tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)