- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.
Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm 4.1 Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý
4.1.2.7. Thực hiện Dự án
Phần trình bày dưới đây sẽ tập trung vào các vấn đề về kỹ thuật trong quá trình thực hiện dự án.
Chất lượng kỹ thuật của các hoạt động đầu tư trong các dự án ODA Lâm nghiệp là chủ đề thảo luận của nhiều cuộc hội họp gần đây và là nội dung chính của công tác đánh giá và thẩm định, các kết luận đều cho thấy rằng chất lượng kỹ thuật kém một phần là do nhà quản lý, thiết kế dự án thiếu kiến thức kỹ thuật và phần lớn là do cách tiếp cận và quản lý hành chính chưa đồng bộ.
Phần lớn các hợp phần đầu tư Nông-Lâm nghiệp thường do các hộ gia đình địa phương thực hiện. Tất cả cả các dự án ODA lâm nghiệp đã tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ, người dân địa phương. Kết quả: đã thu hút được hơn 33.600 nông dân (theo báo cáo Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp), đã đóng góp đáng kể cho công tác nâng cao kiến thức ở cấp cơ sở, nhưng các thủ tục hành chính phức tạp và sự yếu kém của Ban quản lý dự án trong quản lý đã gây ra sự chậm trễ, thậm trí phải huỷ bỏ một số hoạt động đào tạo, mỗi dự án khi triển khai các hoạt động đào tạo lại tự biên soạn tài liệu riêng cho dự án của mình nên chất lượng, hiệu quả của các bộ tài liệu là khác nhau và mâu thuẫn giữa các bộ tài liệu này xảy ra là điều không thể tránh khỏi.
Các hợp phần đầu tư vào phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn (đường xá, công trình thuỷ lợi nhỏ, giếng nước, trường tiểu học, trạm y tế, công trình nước sạch) đều có hướng dẫn về khoản đóng góp của người hưởng lợi trong quá trình thiết kế dự án, nhưng hầu hết các hạng mục này gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động nhân dân đóng góp, chỉ một số địa phương có người dân điều kiện kinh tế tốt và cán bộ chịu khó đôn đốc có thể thực hiện được công việc này.
Trong quá trình thực hiện dự án, các hoạt động hiện trường dưới địa phương chủ yếu do cán bộ khuyên nông- khuyến lâm địa phương thực hiện,
nhiều hạn chế, vì thế mà phương thức hướng dẫn và giám sát thực thi các hoạt động của dự án còn chưa thích hợp.
Từ các vấn đề trên đây, đề tài xin đưa ra một số đề xuất sau:
Cần phải tổ chức các khoá đào tạo kịp thời, đúng lúc cho nông dân để họ có thể thực hiện công việc một cách có hiệu quả. Các tài liệu cho các khoá đào tạo cho nông dân về kỹ thuật nông, lâm nghiệp và nông lâm kết hợp phải được thống nhất và phải do Bộ NN&PTNT soạn thảo có sự kết hợp với các trường đại học.
Cần phải xây dựng một quy chế tuyển dụng cán bộ khuyến nông khuyến lâm cơ sở và phải đảm bảo cho cán bộ khuyến nông khuyến lâm cơ sở khả năng tiếp tục công việc sau khi dự án kết thúc và nên đưa họ vào danh sách cán bộ chính thức của xã để Nhà nước trả lương.
Các khoản đóng góp trực tiếp của dân cho các hạng mục đầu tư cơ sở hạ tầng trong quá trình thực hiện đầu tư được chuyển sang bảo dưỡng các công trình đầu tư kể cả khi dự án đã kết thúc. Tăng cường khâu giám sát thi công của người dân để nâng cao trách nhiệm và sử dụng bền vững các công trình.