Xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 50 - 52)

- Chuyển đổi phương thức quản lý rừng từ khai thác rừng là chính sang quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách bền vững.

Kết quả đánh giá và bài học kinh nghiệm 4.1 Các dự án do ban quản lý các dự án lâm nghiệp quản lý

4.1.2.6. Xây dựng kế hoạch thực hiện Dự án

Kế hoạch thực hiện dự án được xây dựng ngay trong quá trình thiết kế dự án tiền khả thi và dự án khả thi và được các tư vấn nước ngoài cùng các chuyên gia Việt Nam tư vấn xây dựng. Tuy nhiên kế hoạch của dự án tiền khả thi và dự án khả thi chỉ mang tính tổng thể như kế hoạch giải ngân hàng năm, kế hoạch cho các hợp phần và tiểu hợp phần của dự án, kế hoạch thực hiện hạng mục đầu tư và kế hoạch nhân sự… Với mỗi một nhà tài với mỗi một dự án đều có các kế hoạch hành động riêng, nhưng các kế hoạch của dự án có thể bị thay đổi vì trong quá trình triển khai dự án nảy sinh các vấn đề bất cập không phù hợp với kế hoạch thiết kế ban đầu, ví dụ như thay đổi kế hoạch trồng rừng vì thiếu đất để trồng rừng (dự án ADB), hay người dân không vay

khô nên không thể thực hiện được… Tuy nhiên phần này chúng tôi sẽ tập trung cho việc phân tích các kế hoạch phát triển xã vì việc lập kế hoạch phát triển xã rất quan trọng liên quan trực tiếp đến vấn đề giải ngân và hoàn thành các mục tiêu mà dự án đã đề ra.

Hầu hết các dự án ODA vốn vay trong Lâm nghiệp hiện nay đều lập kế hoạch phát triển xã, mặc dù phương pháp và mẫu biểu có khác nhau. Cộng đồng địa phương đã tham gia vào quá trình lập Kế hoạch phát triển xã, dựa vào kết quả điều tra nguồn tài nguyên, phân loại rừng, lập kế hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng, vì vậy kế hoạch phát triển xã là một văn kiện hết sức minh bạch và ít có sự thay đổi và là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư và giám sát đánh giá. Mặc dù kế hoạch phát triển xã là kết quả của phương thức có sự tham gia, nhưng quá trình dự toán ngân sách hàng năm lại không được minh bạch như quá trình lập Kế hoạch dự án, thường quá trình phê duyệt ngân sách hàng năm được quyết định từ trên xuống và đây cũng được coi là một hình thức tổ chức và quản lý tài chính từ trên xuống. Các dự án của ADB và WB tài trợ đang cố gắng đưa ra những kế hoạch sát với thực tế hơn và phù hợp với khả năng của địa phương vì kế hoạch được lập dựa trên kế hoạch phát triển xã do người dân tham gia xây dựng. Như vậy, so với các chương trình, dự án trọng điểm trong nước như 661, thì các dự án đầu tư nước ngoài việc lập kế hoạch phát triển xã/ thôn/bản có tính ưu việt hơn, vì các đơn vị thực hiện dự án cấp cơ sở chủ động được việc lập kế hoạch cho từng năm và người dân tham gia vào quá trình lập kế hoạch, còn đối với chương trình 661, kế hoạch được lập và kiểm soát ở cấp trung ương và Bộ NN&PTNT thông báo kế hoạch cho địa phương về khối lượng và vốn từng năm (mặc dù hàng năm các địa phương có đề nghị kế hoạch lên Bộ thông qua văn phòng 661 nhưng những kế hoạch này

Mặc dù vậy, việc xây dựng Kế hoạch thực hiện các dự án ODA Lâm nghiêp còn những tồn tại sau:

- Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các chuyên ngành, chưa có sự lồng ghép giữa các dự án NN, thuỷ lợi và lâm nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng...

- Nội dung các Bản kế hoạch còn sơ sài, chưa đủ chi tiết để người triển khai thực hiện làm được và người quản lý theo dõi có thể giám sát việc thực hiện dự án.

- Các dự án chưa có một khuôn mẫu nào hướng dẫn cụ thể, thống nhất về các mẫu biểu.

- Những rủi ro chưa được tính đến để có thể xây dựng được một kế hoạch hoàn chỉnh.

- Những nghiên cứu về thị trường chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng nhiều dự báo thiếu chính xác và nhiều khi phải thay đổi kế hoạch mua sắm vật tư, trang thiết bị, cây giống, phân bón…

Từ những tồn tại trên đây trong khâu lập kế hoạch dự án, đề tài xin đưa ra bài học kinh nghiệm cho vấn đề này như sau: Bộ NN&PTNT, cần phải phối hợp với các nhà tư vấn quốc tế tiêu chuẩn hoá mẫu biểu cho việc lập kế hoạch phát triển xã, bao gồm cả việc chỉnh sửa các kế hoạch phát triển xã, đảm bảo nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các bên tham gia trong quá trình lập kế hoạch và để làm cơ sở cho công tác giám sát đánh giá và những yêu cầu cụ thể của dự án bao gồm mục tiêu và chỉ số hoàn thành đã được quy định trong giai đoạn thiết kế dự án. Các kế hoạch thực hiện dự án phải tính đến những rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án như thiên tai, dịch bệnh và giá cả thị trường…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các dự án quốc tế lâm nghiệp rút ra bài học làm cơ sở khoa học cho việc quản lý các dự án quốc tế​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)