6. Kết cấu của luận văn
1.1.4. Đặc thù nhân lực ngành bưu chính
1.1.4.1 Đặc điểm của sản phẩm bưu chính
Bưu chính là một ngành sản xuất vật chất trong nền kinh tế quốc dân và là một ngành dịch vụ nên có đầy đủ các đặc điểm chung như các ngành sản xuất vật chất khác, nhưng đồng thời mang tính đặc thù riêng mà các ngành khác không có. Những đặc điểm riêng này có ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế đến việc tổ chức và quản lý sản xuất, đến tổ chức lao động.
Một là, sản phẩm của ngành Bưu chính khác sản phẩm của các ngành sản phẩm vật chất khác: nó không phải là vật thể mới, không phải là hàng hoá mà là hiệu quả có ích của quá trình truyền đưa tin tức. Đối tượng lao động trong quá trình sản xuất của ngành là tin tức nên trong quá trình sản xuất ra sản phẩm Bưu chính không dùng đến nguyên vật liệu cơ bản.
Hai là, quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Bưu chính luôn quá gắn liền với nhau. Trong quá trình chuyển đưa sản phẩm Bưu chính đến người tiêu dùng đòi hỏi phải chính xác, chất lượng đạt 100% không cho phép có thứ phẩm và phế phẩm.
Ba là, sản phẩm Bưu chính không có sự biến đổi nào khác ngoài sự biến đổi không đồng đều theo thời gian, việc rút ngắn thời gian và không gian là một đặc điểm quan trọng của quá trình truyền đưa tin tức. Điều đó có nghĩa là sản phẩm Bưu chính đòi hỏi tốc độ thông tin nhanh chóng, nếu không thì sẽ mất hoàn toàn hiệu quả có ích của sản phẩm hay mất một phần giá trị của nó, mọi sự thay đổi khác về hình thức, nội dung của đối tượng lao động đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bốn là, để sản xuất ra sản phẩm Bưu chính hoàn chỉnh phải có ít nhất từ hai cơ sở bưu cục tham gia trở lên. Như vậy, phải xây dựng mạng lưới thông tin thống nhất, con người làm công tác truyền tin tức phải có sự phối hợp chặt chẽ trên mạng
lưới. Những đặc điểm kinh tế đặc thù trên đây làm cho sản phẩm Bưu chính mang tính chất toàn ngành, sản phẩm của ngành Bưu chính là toàn bộ hiệu quả có ích của những giai đoạn sản xuất riêng lẻ trong quá trình sản xuất hoàn chỉnh - quá trình truyền đưa tin tức. Khi sản xuất sản phẩm Bưu chính tức là việc chuyển, đưa tin tức (thực hiện dịch vụ) thì tin tức là đối tượng lao động mà lao động công nhân viên ngành Bưu chính có sự tham gia của tư liệu sản xuất tác động trực tiếp vào.
1.1.4.2 Đặc điểm của nhân lực ngành bưu chính
Nguồn nhân lực ngành Bưu chính là tất cả người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Bưu chính, từ bộ phận quản lý điều hành cho đến bộ phận trực tiếp sản xuất kinh doanh (kể cả các đối tượng thuộc diện cơ cấu ngành nghề ngành Bưu chính cần thu hút vào làm việc trong thời điểm hiện tại và tương lai). Bao gồm các yếu tố số lượng, thể lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ về ngành Bưu chính, các kỹ năng kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh về các dịch vụ Bưu chính,
Lao động trong sản xuất kinh doanh bưu chính là một bộ phận lao động cần thiết của toàn bộ lao động xã hội. Đó là lao động trong khâu sản xuất, thực hiện chức năng sản xuất các dịch vụ bưu chính. Lao động trong khâu sản xuất nói chung và ở các doanh nghiệp Bưu chính nói riêng chia làm hai bộ phận chủ yếu và thực hiện hai chức năng chính sau đây:
Một là, bộ phận lao động trực tiếp thực hiện các dịch vụ bưu chính như lao động làm các công việc khai thác bưu chính, phát hành báo chí, giao dịch... Hao phí lao động này nhập vào giá trị sản phẩm dịch vụ bưu chính. Bộ phận lao động này sáng tạo ra giá trị mới và tạo ra thu nhập quốc dân.
Hai là, bộ phận phục vụ cho thực hiện các dịch vụ bưu chính viễn thông. Ngoài hai bộ phận lao động thực hiện hai chức năng chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh, trong doanh nghiệp Bưu chính còn có bộ phận lao động ngoài kinh doanh. Bộ phận lao động này nhiều hay ít tùy thuộc vào quy mô và cơ chế quản lý.
Ngoài ra, khi căn cứ vào chức năng, nội dung công việc, lao động trong ngành Bưu chính có thể chia làm 03 loại, bao gồm:
- Lao động công nghệ tức là những lao động tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh (truyền đưa tin tức) như lao động làm khai thác bưu chính phát
hành báo chí, giao dịch, chuyển phát nhanh, điện hoa, công nhân vận chuyển bưu chính, phát thư, điện báo...
- Lao động quản lý là những lao động làm các công việc tác động vào mối quan hệ giữa những người lao động và giữa các tập thể lao động của đơn vị nhằm thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh.
- Lao động bổ trợ là những lao động làm các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các công việc tác động vào quá trình chuẩn bị, quá trình đảm bảo các điều kiện cho lao động công nghệ sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm ở các công ty. Bưu điện quận, huyện như vận chuyển cung ứng vật tư trong dây chuyền công nghệ, vệ sinh công nghiệp, kiểm soát chất lượng thông tin, bảo vệ kinh tế tại doanh nghiệp, tính cước, thu cước, hướng dẫn chỉ đạo kỹ thuật nghiệp vụ...
Mỗi loại lao động nói trên có vai trò và nhiệm vụ nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của ngành Bưu chính.
Thứ nhất, NNL ngành Bưu chính là NNL hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công.
Bưu chính là ngành sản xuất dịch vụ công thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất xã hội. Do ngành Bưu chính có những đặc điểm, vị trí, vai trò trong nền kinh tế quốc dân nên chất lượng dịch vụ bưu chính có ý nghĩa rất quan trọng. Chất lượng đảm bảo thì hiệu quả sản xuất kinh doanh xã hội, điều hành quản lý của các cấp, đời sống con người được nâng cao và nếu thiếu đi sự chính xác về nội dung, tin tức, chậm chạp về sự truyền đưa tin tức sẽ làm giảm hoặc mất đi giá trị sử dụng của dịch vụ bưu chính. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhân lực của ngành vì quá trình khai thác, cung cấp dịch vụ hầu như mang tính thủ công, là một ngành dịch vụ có nhiệm vụ tạo ra các điều kiện cần thiết chung nhất cho các lĩnh vực sản xuất xã hội như một chất xúc tác làm tăng NSLĐ xã hội, tăng thu nhập quốc dân, thúc đẩy kinh tế phát triển nên có các đặc điểm chung như các ngành sản xuất vật chất khác, nhưng đồng thời cũng có những đặc điểm mang tính chất đặc thù riêng mà các ngành khác không có. Những đặc điểm này ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế và đến việc tổ chức, quản lý SXKD, tổ chức lao động cũng như NNL của ngành. Hoạt động nhân lực bưu chính phục vụ cho mọi hoạt động kinh tế.
Bưu chính có vị trí “đắc địa” trong việc cung cấp các dịch vụ ở tầm quốc gia và cả quốc tế, đặc biệt với một thương hiệu có độ tin cậy cao như bưu chính, đã trở thành điểm liên kết giữa chính phủ và người dân, cả về “vật lý” lẫn “điện tử” thông qua hệ thống bán lẻ rộng khắp hoặc qua chính các nhân viên bưu chính luôn có mặt ở khắp mọi nẻo đường phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư và các cấp chính quyền.
Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, ngoài chức năng kinh doanh còn được giao nhiệm vụ là doanh nghiệp duy nhất cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam (kể cả vùng sâu, vùng xa, hải đảo...) với thời gian cung ứng dịch vụ, chất lượng dịch vụ và giá cước theo quy định của Nhà nước nhằm bảo đảm thông tin thông suốt, phục vụ sự chỉ đạo điều hành của Đảng và Nhà nước, góp phần giữ gìn an ninh quốc gia, quốc phòng, phòng chống thiên tai, thực hiện tốt nhiệm vụ công ích Nhà nước giao.
Thứ hai, NNL ngành Bưu chính có trình độ chuyên môn nghiệp vụ đa dạng
Bưu chính hiện nay không còn độc quyền như trước với sự tham gia của rất nhiều DN vì vậy để có thị phần lớn, lợi nhuận cao đòi hỏi các DN Bưu chính phải nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tạo ra sản phẩm phù hợp nhu cầu khách hàng, tạo được uy tín với khách hàng. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng dịch vụ trong giai đoạn hiện nay, trước sức ép cạnh tranh gay gắt trên thị trường nhằm tạo thêm doanh thu, ngành Bưu chính đã phải nỗ lực đổi mới nhiều hình thức kinh doanh cũng như thay đổi tư duy cũ của người lao động để tạo đa dạng về dịch vụ cung cấp. Sự đa dạng đó đòi hỏi người quản lý trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển NNL phải có những tính toán hợp lý, đặc biệt về cơ cấu tuyển dụng nhằm tránh những lãng phí nguồn lực không cần thiết. Đối với các ngành sản xuất sản phẩm hữu hình, chất lượng thể hiện ở sản phẩm thông qua đánh giá, kiểm định sản phẩm, còn đối với ngành Bưu chính thì chất lượng được thể hiện trên 2 mặt, đó là: Chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ đáp ứng sự thoả mãn của người sử dụng dịch vụ trên cơ sở so sánh chất lượng dịch vụ bưu chính với chi phí mà người sử dụng dịch vụ bỏ ra. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ bưu chính được thể hiện trên hai mặt đó là chất lượng sản phẩm (dịch vụ) và chất lượng phục vụ.
Thứ ba, NNL ngành Bưu chính trải rộng khắp cả nước, bao gồm nhiều vùng miền khác nhau.
Bưu chính là ngành thực hiện nhiệm vụ đảm bảo cung cấp dịch vụ bưu chính công ích đến tất cả các điểm phục vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ của mọi người dân và thực hiện tốt nhiệm vụ phục vụ thông tin của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và chính quyền các cấp. Căn cứ vào yêu cầu của Nhà nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bưu chính trong từng thời kỳ, Nhà nước quy định cụ thể việc cung cấp dịch vụ bưu chính công ích. Hiện nay trên thế giới với hơn 660.000 đại lý được thiết lập, trong đó có nhiều đại lý tại những vùng sâu vùng xa, nơi mà hầu như không có dịch vụ nào cung cấp được mạng lưới dịch vụ bưu chính được trải rộng khắp toàn cầu để cung cấp thông tin truyền thông cho hàng trăm triệu người.
Đối với mạng lưới của VNPOST, do đặc điểm địa lý trải rộng, các bưu cục khai thác của VNPOST hiện được bố trí theo khu vực và theo cấp hành chính huyện tỉnh. Tại các BĐT có các bưu điện huyện, thành, thị trực thuộc và các bưu cục; dưới các bưu cục này là bưu cục giao dịch và điểm phục vụ nên hành trình khai thác, vận chuyển phải trải qua nhiều cấp khiến cho thời gian chuyển phát kéo dài, trong khi đó mỗi một khâu tổ chức đều phải có đủ nhân lực tham gia một quy trình từ khai thác vận chuyển đến khi phát bưu gửi cho khách hàng. Chính cách thức tổ chức đó đã làm tăng số lao động thủ công trong ngành và nhân lực rất đa dạng. Mạng bưu chính công cộng hiện được xây dựng, quản lý và phát triển theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Mạng bưu chính công cộng bao gồm các trung tâm đầu mối, bưu cục, điểm phục vụ, thùng thư công cộng được kết nối với nhau bằng các tuyến đường thư, các bưu cục, điểm phục vụ, thùng thư công cộng được ưu tiên đặt tại các nhà ga, bến xe, cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu, khu dân cư và các địa điểm công cộng khác để phục vụ nhu cầu của người sử dụng. Các công trình thuộc mạng bưu chính công cộng là một bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng trong quy hoạch, thiết kế tổng thể xây dựng các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và các công trình công cộng khác để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong đầu tư xây dựng và thuận tiện cho việc cung cấp, sử dụng dịch vụ.
Thứ tư, NNL ngành Bưu chính chưa an tâm với công việc do thu nhập thấp và còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Một thực tế rõ ràng là nhân lực ngành Bưu chính hiện đang còn nhiều bất cập, hạn chế về chuyên môn, kém về nghiệp vụ vì vậy để tồn tại và phát triển thì Bưu chính của các nước trên thế giới hiện nay đang thực hiện các chiến lược cắt giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận là giảm nhân lực chưa được qua đào tạo hoặc đào tạo nhưng đang hạn chế về năng lực và dường như giải pháp chính để tiết kiệm là giảm nhân lực. Trong thời gian qua, hãng Jersey Post tuyên bố sa thải 900 nhân viên; Tập đoàn Bưu chính Jamaica cho biết có thể phải cắt giảm 1.000 nhân lực; Bưu chính Romania và Bưu chính Kenya cũng đang tìm cách giảm số lượng lớn nhân viên. Thực hiện một biện pháp cắt giảm chi phí khác, Bưu chính Ba Lan đang nhắm tới tiết kiệm 526 triệu USD trong 5 năm tới thông qua một chiến lược táo bạo là Cổ phần hóa công ty...
Đối với VNPOST, nhân lực chưa qua đào tạo đang chiếm một số lượng tương đối lớn, một mặt do lịch sử để lại, công tác tuyển dụng trước đây chưa được chú trọng. Sau khi chia tách, ngành Bưu chính phải tiếp nhận một lực lượng lao động quá đông, trình độ năng lực rất hạn chế. Mặt khác, kết quả SXKD từ các dịch vụ bưu chính còn thấp, thu chưa đủ để bù đắp chi phí. Bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, NNL của bưu chính vẫn tồn tại nhiều yếu kém, lực lượng lao động tuy đông về số lượng, nhưng về chất lượng còn hạn chế (về năng lực, kiến thức, trình độ tiếp cận và làm chủ công nghệ, dịch vụ hiện đại), việc phân bổ cơ cấu trình độ lao động chưa đồng đều giữa các vùng miền. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp Bưu chính có những lợi thế nhất định so với VNPOST như về thu nhập, về cơ chế hoạt động khiến cho tình trạng chảy máu chất xám diễn ra nhanh hơn, nhiều hơn ... Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu hết sức cấp bách đối với VNPOST trong phát triển NNL.
Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển NNL là bảo đảm cho người lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Nhiều chính sách quản lý, sử dụng lao động và các chính sách khuyến khích nhằm phát huy tối đa năng lực của đội ngũ CBCNV và người LĐ được ban hành. Cùng với việc thực hiện nghiêm túc Luật lao
động, VNPOST đã xây dựng và kiện toàn hệ thống tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề Bưu điện, xây dựng tiêu chuẩn chức danh viên chức chuyên môn, nghiệp vụ thống nhất trong toàn VNPOST với chế độ làm việc 40 giờ/tuần, định mức lao động, cơ chế chính sách tiền lương sớm được hoàn thành, đặc biệt khối hạch toán phụ thuộc sớm góp phần bình ổn quỹ tiền lương, nâng cao thu nhập cho người lao động. Mặc dù những năm qua được nhà nước hỗ trợ về dịch vụ công ích nhưng một số đơn vị Bưu chính chưa xem trọng chất lượng đối với dịch vụ thư thường, giá rẻ. Xu hướng tập trung phát triển dịch vụ có doanh thu cao là đúng đắn, tuy nhiên việc xem xét hợp lý và năng động để phát triển dịch vụ có tính chất kinh doanh với dịch vụ công ích có thể gắn kết với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển cần được quan tâm và coi trọng. Theo phân tích của giới chuyên môn, khi viễn thông, Internet phát triển càng