6. Kết cấu của luận văn
3.2.4 Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, công tác phát triển nguồn nhân lực của Bưu điện thành phố Bắc Ninh đã được quan tâm hơn so với giai đoạn trước đây. Lý do bởi sự thay đổi nhanh chóng của khoa học Công nghệ, nhu cầu của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi nhiều dịch vụ mới, sự đầu tư trang thiết bị mới hiện đại yêu cầu đội ngũ lao động phải cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề mới có thể hoàn thành công việc. Đồng thời, hiện nay, trình độ của đội ngũ cán bộ tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh còn chưa cao. Hiện chưa có cán bộ nào có trình độ thạc sỹ mà chủ yếu chỉ là cao đẳng đại học, đa phần là trung cấp.
Để phát triển nguồn nhân lực, Bưu điện thành phố Bắc Ninh đã thực hiện biện pháp: Nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ lao động thông qua công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Năng lực làm việc thông qua công tác đào tạo: Bưu điện thành phố Bắc Ninh là đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh Bắc Ninh, rất chú trọng công tác đào tạo phát
triển đội ngũ lao động của mình. Nếu như tuyển mới hàng năm bổ sung một lực lượng lao động có thể đáp ứng được những nhu cầu trước mắt thì đào tạo một mặt giúp đội ngũ lao động hoàn thiện mình, có nhiều hơn cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp; mặt khác giúp doanh nghiệp thích ứng được những đòi hỏi về chất lượng lao động trong tương lai. Đào tạo là một hoạt động được tiến hành thường xuyên, nhằm bổ sung kiến thức ngành nghề, cập nhật kiến thức mới, nâng cao trình độ theo yêu cầu công tác, tạo ra đội ngũ lao động có cơ cấu hợp lý. Mỗi cán bộ công nhân viên đã được tuyển dụng đều phải qua đào tạo theo đúng yêu cầu của chức danh và nhiệm vụ được giao.
* Trình tự thực hiện công tác đào tạo ở Bưu điện thành phố Bắc Ninh
- Xác định nhu cầu đào tạo: Hàng năm, dựa vào nhu cầu đào tạo của đơn vị và gửi lên Bưu điện tỉnh Bắc Ninh để xây dựng kế hoạch đào tạo những ngành, nghề, cấp, trình độ và loại hình đào tạo, kế hoạch mở các dịch vụ mới,... trình Tổng Công ty.
- Đối với đào tạo tại các cơ sở đào tạo: Chọn người cử đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của Bưu điện tỉnh Bắc Ninh, với định hướng là tập trung vào các trình độ cao, chuyên môn sâu, các chuyên đề có tính cấp thiết. Khuyến khích đào tạo chính quy tập trung, bồi dưỡng nâng cao thành thạo nghề nghiệp. Bưu điện tỉnh Bắc Ninh có Hội đồng xét cử người đi đào tạo, đảm bảo công bằng và dân chủ. Giám đốc BĐT ra quyết định bằng văn bản danh sách những người được cử đi đào tạo.
Điều kiện và tiêu chuẩn của đối tượng được cử đi đào tạo tập trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học: Những người được cử đi đào tạo phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn: Đã ký hợp đồng không xác định thời hạn thì phải đảm bảo đủ thời gian 3 năm công tác trong ngành; Phải thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không vi phạm kỷ luật lao động, hàng năm đều đạt lao động giỏi; Đáp ứng yêu cầu tuyển sinh đối với từng trình độ đào tạo và khoá đào tạo, phải thuộc diện nằm trong kế hoạch chi phí đào tạo.
Trong những năm qua Bưu điện thành phố Bắc Ninh đã cử một số cán bộ có đủ trình độ đi đào tạo đại học và hiện đã có 8 người tốt nghiệp.
Đối với trường hợp được cử đi đào tạo tập trung dài hạn, người lao động được đài thọ tiền học phí, được thanh toán công tác phí trong thời gian đi đường của lượt đi và về mỗi năm 2 lần (đợt tập trung đào tạo và nghỉ tết) theo quy định của Tổng Công ty. Đồng thời, người học vẫn được hưởng 100% hệ số lương cấp bậc hoặc chức vụ trước khi đi học và phụ cấp khu vực, phụ cấp đắt đỏ (nếu có), được hỗ trợ khuyến khích thu nhập tuỳ theo kết quả học tập với các mức xếp loại: khá - giỏi - trung bình. Đặc biệt, các đối tượng này vẫn được xét thưởng lợi nhuận cuối năm theo kết quả học tập, với mức thưởng cao nhất của từng người không quá 50% mức thưởng của cán bộ công nhân viên hiện đang công tác.
Ngoài ra, Bưu điện Thành phố Bắc Ninh có trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng theo quy định.
- Đối với đào tạo tại chỗ: Theo hình thức này, nhân viên học tập kỹ năng làm việc mới thông qua việc quan sát đồng nghiệp hoặc cấp trên thực hiện công việc và cố gắng làm theo. Hình thức đào tạo tại chỗ rất thích hợp cho việc đào tạo nhân viên mới.
Đặc biệt, trong quá trình tham gia công tác đào tạo tại chỗ, Bưu cục sẽ sắp xếp nhằm đảm bảo tiến độ làm việc cho người lao động, qua đó, ngoài các khoản hỗ trợ cho quá trình học tập, người lao động vẫn được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ như lương, thưởng, phụ cấp tại đơn vị.
*Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo:
Bảng 3.10: Chi phí dành cho đào tạo của Bưu Điện Thành phố Bắc Ninh
Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm 2015 2016 2017 So sánh 2016/ 2015 2017/ 2016
1 Tổng chi phí đào tạo (Tr.đ) 300 320 350 106,67 109,38 2 Tổng chi phí SXKD (Tr.đ) 16900 18610 19234 110,12 103,35 3 Tỷ lệ trong tổng chi phí (%) 1,78 1,72 1,82 96,87 105,83 4 Chi phí ĐT bình quân (tr.đ) 3,61 3,72 3,88 103,04 104,3
Thực tế việc đánh giá hiệu quả đào tạo mới chỉ dừng lại ở bước một, tức là đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khoá học. Để đánh giá, đơn vị dựa vào kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất kinh doanh.
Theo số liệu trên, chi phí dành cho đào tạo của Bưu điện thành phố Bắc Ninh có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2015-2017 (từ 300 triệu năm 2015 lên 350 triệu năm 2017). Tuy nhiên, tỷ lệ giữa chi phí đào tạo/ tổng chi phí có sự thay đổi nhẹ giữa các năm (năm 2016 giảm 0,06% so với năm 2015, năm 2017 tăng 0,1% so với năm 2016). Điều đó thấy được sự bắt đầu thay đổi trong chính sách ưu tiên cho đào tạo phát triển của Bưu điện thành phố Bắc Ninh.
Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Bưu điện thành phố Bắc Ninh đã tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động của mình để có thể đáp ứng được những đòi hỏi về trình độ, tay nghề trong hoàn cảnh mới. Chỉ tính riêng năm 2017, Bưu điện thành phố Bắc Ninh đã làm đề nghị gửi Bưu điện tỉnh Bắc Ninh để cử đi đào tạo 60 lượt người. Trong đó, đào tạo sau Đại học là 2 người; đào tạo Đại học là 10 người; đào tạo Cao đẳng là 8 người; đào tạo TCCN là 15 người; bồi dưỡng là 25 người. Tuy nhiên bên cạnh đó thì vấn đề đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo và sử dụng nhân lực sau đào tạo mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá xem những người được cử đi đào tạo đã tiếp thu, học hỏi được gì sau khóa học. Đơn vị dựa vào kết quả xếp loại học tập chứ chưa xem xét hiệu quả giữa kinh phí đào tạo bỏ ra và lợi ích đạt được trong sản xuất kinh doanh.
Nhiều lao động được cử đi đào tạo chỉ là để giải quyết chính sách cho người lao động về vấn đề thu nhập. Nếu đi học về họ sẽ được nâng lương do đã có bằng cấp. Tuy nhiên, thực tế khi học xong, công việc của họ không thay đổi, khối lượng công việc vẫn vậy và vì thế chi phí nhân công của Đơn vị đã tăng so với trước. Vấn đề ở chỗ đơn vị hạch toán phụ thuộc đã có Tổng công ty về lo về kinh phí đào tạo, do vậy khi chi phí nhân công tăng lên đã không khuyến khích Bưu cục tối ưu hóa nguồn lực cho công tác này.