Đặc điểm nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện thành phố bắc ninh (Trang 70 - 81)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.5. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh

3.1.5.1 Nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh

Trong quá trình phát triển KT-XH, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh đã có sự phát triển nhanh chóng cả về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng; cơ cấu lao động thay đổi theo hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Về số lượng: do có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bắc Ninh luôn ở mức cao hơn bình quân chung từ 2 đến 2,5 lần, thu nhập bình quân đầu người gấp trên 3 lần mức bình quân cả nước.

Toàn tỉnh hiện có trên 1,15 triệu người với gần 738 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 63,9% dân số. Nguồn lao động của tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 2,5%/năm và tăng dần qua các năm. Năm 2015, tổng nguồn lao động (bao gồm những người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động vẫn có khả năng lao động) có 822,1 nghìn người, chiếm tỉ lệ 71,2% dân số, trong đó lao động đang làm việc trên 648,51 nghìn người, chiếm tỉ lệ 78,88% so với tổng nguồn lao động.

Bên cạnh đó, nguồn nhân lực có cơ cấu trẻ rất cao, số lao động trong độ tuổi từ 20 - 44 chiếm 66,5% trong các nhóm tuổi tham gia lao động, trong đó nhóm tuổi từ 20 - 24 chiếm trên 11,45%, nhóm tuổi từ 25 - 29 chiếm 14,5%, nhóm từ 30 - 34 tuổi chiếm 13,05%. Đây là lợi thế lớn cho tỉnh Bắc Ninh trong quá trình thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Về chất lượng: trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây không ngừng được nâng cao. Học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên chiếm tỉ lệ 23,6%; tốt nghiệp trung học cơ sở 44,34%.

Hàng năm, tỉnh Bắc Ninh có khoảng 7.000 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng. Học viên trung cấp, công nhân kỹ thuật được đào tạo ngắn hạn có khoảng 11.000 người, trong đó ngành nghề chuyên môn kỹ thuật chiếm 40%, ngành nghề chuyên môn quản lý nghiệp vụ chiếm 60%. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động cũng được cải thiện đáng kể.

3.1.5.2 Nguồn nhân lực ngành bưu chính tỉnh Bắc Ninh

Bưu điện tỉnh Bắc Ninh có 8 Bưu điện huyện, thị xã, thành phố trực thuộc và 4 phòng chức năng: Phòng Tổ chức hành chính; Phòng Kế hoạch Kinh doanh; Phòng Kế toán thống kê tài chính; Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ.

Trên địa bàn toàn tỉnh năm 2017 có 36 lao động làm việc trong các tổ chức quản lý nhà nước về bưu chính và 628 lao động làm việc trong các doanh nghiệp

kinh doanh bưu chính. Trong đó lao động gián tiếp là 110 người chiếm tỷ lệ 16,56%, lao động trực tiếp là 554 người chiếm 83,44% so với tổng số lao động.

Năm 2017, Bưu điện tỉnh hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, bảo đảm duy trì tốt mạng bưu chính công cộng và cung ứng dịch vụ bưu chính công ích theo tiêu chuẩn kỹ thuật; đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển dịch vụ mới, mở rộng địa bàn phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng của nhân dân, các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp trong tỉnh. Tổng doanh thu đạt trên 159 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2016, nộp ngân sách nhà nước hơn 4 tỷ đồng. Các nhóm dịch vụ trọng tâm: Bưu chính chuyển phát, tài chính bưu chính, phân phối truyền thông… có mức tăng trưởng mạnh, hệ thống điểm Bưu điện văn hoá xã đạt hiệu quả cao. Năm 2018, Bưu điện tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ, phấn đấu tổng doanh thu đạt 236 tỷ đồng; các nhóm dịch vụ trọng tâm tăng trưởng từ 115% đến 164%.

3.1.5.3 Phân tích nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh Phân tích số lượng nhân sự

Bảng 3.3: Số lượng cán bộ nhân viên của Bưu điện thành phố Bắc Ninh

TT Chỉ tiêu Năm So sánh 2015 2016 2017 (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Tổng số 83 100 86 100 90 100 103,6 104,7 2 Số lao động nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác 3 3,6 3 3,5 2 2,2 100,0 66,7 3 Số lao động tuyển mới 4 4,8 6 7,0 6 6,7 150,0 100,0

(Nguồn: Phòng Hành chính – Bưu điện thành phố Bắc Ninh)

Năm 2016, số lao động tăng thêm 3 người (tăng 3,6% so với năm 2015); Năm 2017, số lao động tăng thêm 4 người (tăng 4,7% so với năm 2016). Sự biến động số lao động ở Bưu điện thành phố Bắc Ninh bị chi phối bởi hai yếu tố: một là, số người chuyển đi và nghỉ hưu; hai là số lượng lao động được tuyển dụng mới. Sự thiếu hụt của số lao động nghỉ chế độ hoặc chuyển công đã được khẩn trương bù đắp bằng số lao động tuyển mới trong năm. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị cần lưu ý tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đối tượng lao động mới được bổ sung này nhằm đảm bảo yêu cầu công việc.

Bảng 3.4 Thực trạng cán bộ nhân viên của Bưu điện thành phố Bắc Ninh ĐVT: người

(Nguồn: Phòng Hành chính – Bưu điện thành phố Bắc Ninh)

ST

T Đơn vị

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 1 Ban giám đốc 2 2,41 2 2,33 2 2,22 100 100 2 Phòng kinh doanh 15 18,07 18 20,93 20 22,22 120 111,11 3 Phòng Hành chính 8 9,64 10 11,63 10 11,11 125 100 4 Phòng kế toán 7 8,43 7 8,14 8 8,89 100 114,23 5 Bưu cục cấp 3 và điểm BĐ VHX 13 15,66 14 16,28 15 16,67 107,69 107,14 6 Tuyến phát 38 45,78 35 40,70 35 38,89 92,11 100 Tổng cộng 83 100 86 100 90 100 103,61 104,65

Hiện nay, cơ cấu của Ban giám đốc không thay đổi, số lượng thành viên của Ban giám đốc trong giai đoạn 2015-2017 giữ nguyên là 02 người (Bao gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc).

Đồng thời để đáp ứng được việc mở rộng quy mô kinh doanh (số lượng mặt hàng cung cấp và số bưu cục) nên số lượng nhân viên của Phòng kinh doanh, phòng hành chính và phòng kế toán tăng đều qua các năm. (Số nhân viên của phòng Kinh doanh năm 2016 tăng 25% so với năm 2015, năm 2017 tăng 11% so với năm 2016; Phòng Kế toán năm 2018 có tăng thêm 01 nhân viên so với năm 2016).

Đối với lượng lao động ở tuyến phát, số lượng nhân viên trong giai đoạn 2015-2017 có sự giảm nhẹ. Năm 2016, số lao động giảm 03 người so với năm 2015 (giảm 7,89%). Tuy nhiên, đến năm 2017, số lao động ở bộ phận này giữ nguyên. Nguyên nhân bởi trong năm 2016 tại thành phố Bắc Ninh đã bắt đầu xuất hiện một loạt các công ty bưu chính tư nhân. Các công ty này đã với chế độ đãi ngộ khá hấp dẫn thu hút lao động của tuyến phát từ bưu điện thành phố dịch chuyển sang khu vực này.

Bảng 3.5 Cơ cấu đội ngũ của Bưu điện thành phố Bắc Ninh

ĐVT: người

(Nguồn: Phòng Hành chính - Bưu điện thành phố Bắc Ninh)

STT Chỉ tiêu

Năm So sánh

(%)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2016/ 2015 2017/ 2016

1 Giới tính Nam 48 57,8 46 53,5 50 55,6 95,8 108,7 Nữ 35 42,1 40 46,5 40 44,4 114,3 100 2 Trình độ Đại học 13 15,6 15 17,4 15 16,6 115,3 100 Cao đẳng 20 24,1 20 23,2 22 24,4 100 110 TCCN 38 45,7 42 48,8 40 44,4 110,5 95,2 Chưa qua ĐT 12 14,6 9 10,4 13 14,4 75 144,4 3 Tuổi Dưới 25 tuổi 18 21,7 22 25,6 25 27,8 122,2 113,6 Từ 25-40 tuổi 27 32,5 29 33,7 32 35,6 107,4 110,3 Trên 40 tuổi 38 45,8 35 40,7 33 36,7 92,1 94,3

Cơ cấu lao động nếu xét theo giới tính tuy có sự chênh lệch nhưng mức chênh lệch không quá lớn. Năm 2015, toàn đơn vị có 35/83 lao động là nữ (chiếm 42,16%); Năm 2016, tỷ lệ này là 40/86 (chiếm 46,5%); Năm 2017 là 40/90 (Chiếm 44,44%). Sở dĩ có sự mất cân đối lớn như vậy xuất phát chủ yếu từ đặc thù hoạt động của công ty. Lao động nữ tham gia ở những bộ phận gián tiếp, làm việc tại các phòng hoặc các điểm bưu điện văn hóa xã còn tại hệ thống phát chủ yếu là lao động nam giới vì công việc ở những bộ phận này thường đòi hỏi nhiều sức khỏe, làm việc dưới áp lực cao, môi trường làm việc khắc nghiệt.

Tại thời điểm năm 2016, do có sự ra đời của hàng loạt các công ty vận chuyển tại trên địa bàn thành phố Bắc Ninh nên có một số lao động nam giới tại BĐ TPBN đã dịch chuyển ra bên ngoài (số lao động nam toàn đơn vị là 46 người, giảm 02 người so với năm 2015). Đến năm 2017, do tuyển thêm được 06 nhân viên nam nên số lao động nam đã tăng thành 50 người (tăng 04 người so với năm 2016, do có 02 lao động nam nghỉ chế độ).

Tuy nhiên, do đặc thù của công việc ngành bưu chính, trong thời gian tới, đơn vị lưu ý hơn nữa trong tuyển dụng để tuyển thêm một số lao động nam nhằm đảm bảo tiến độ công việc phát hành bưu phẩm.

Phân tích cơ cấu lao động theo độ tuổi

Theo số liệu thống kê, khi xét theo độ tuổi lao động thì số lao động trên 40 tuổi tại đơn vị chiếm tỷ lệ khá cao và hiện đang giảm dần theo thời gian: Năm 2015 chiếm 38%, năm 2016 chiếm 35% và năm 2017 là 33%. Số lượng lao động này tuy đã được qua đào tạo và tích lũy kinh nghiệm làm việc, tuy nhiên, nếu so với đối tượng lao động trẻ (có tuổi đời dưới 40) thì kém hơn về sức khỏe, khả năng chịu áp lực, độ năng động trong công việc. Do đó, với yêu cầu cần mở rộng mạng lưới phát như hiện nay, lãnh đạo đơn vị cần có có chiến lược nhằm thu hút thêm lao động trẻ tuổi đồng thời tạo nguồn nhân lực bổ sung khi thế hệ này về hưu.

Phân tích cơ cấu lao động theo trình độ

Qua biểu đồ 3.1 Cơ cấu lao động theo trình độ tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh, ta nhận thấy lao động có tay nghề thấp chiếm tỷ trọng khá lớn trong đơn vị (Năm 2015, tổng lượng lao động có trình độ trung cấp hoặc chưa qua đào tạo là 50

người chiếm 60,24%; Đến năm 2016 tổng lượng lao động này là 51 người chiếm 59.31%; Năm 2017 là 53 người chiếm tỉ lệ 58,9%). Lượng lao động này tập trung chủ yếu tại tuyến phát hoặc tại các điểm BĐ VHX. Lý do bởi đối với vị trí công việc này có nội dung công việc khá đơn giản, không yêu cầu các kỹ năng phức tạp mà chủ yếu do kinh nghiệm tích lũy được của bản thân lao động hoặc được sự hướng dẫn trực tiếp của các đồng nghiệp. Đây là lực lượng cần được chú trọng đào tạo để nâng cao tay nghề, riêng bản thân họ cũng phải tự ý thức học hỏi nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ năng cho chính mình.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 ĐH CĐ TCCN Chưa qua ĐT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

(Nguồn: Phòng Hành chính - Bưu điện thành phố Bắc Ninh)

Ngoài ra, kinh phí đào tạo hạn chế và phụ thuộc vào kinh phí đào tạo hằng năm được Bưu điện tỉnh Bắc Ninh phê duyệt cũng là một yếu tố đã tạo nhiều khó khăn cho các lao động có trình độ thấp khi muốn đào tạo nâng cao trình độ. Do vậy, đối với những lao động có nhiệt huyết muốn nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân đã tự túc học tập nâng cao và tìm các phương tiện để tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ.

Phân tích cơ cấu lao động theo tính chất công việc

Qua Bảng 3.6: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc của Bưu điện thành phố Bắc Ninh, ta thấy việc phân chia số lượng lao động quản lý và lao động sản

điện thành phố Bắc Ninh, lao động sản xuất chỉ chiếm 2/3 số lượng lao động. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành Bưu chính, lực lượng lao động này trực tiếp thực hiện các dịch vụ bưu chính như lao động làm các công việc khai thác bưu chính, phát hành báo chí, giao dịch...do vậy cần rất nhiều lao động. Bưu điện thành phố Bắc Ninh cần xem xét và điều chỉnh lại cơ cấu lao động sao cho hợp lý.

Bảng 3.6: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc của Bưu điện thành phố Bắc Ninh

TT Loại LĐ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

I Lao động quản lý 30 33,3

1 Lao động quản lý

(từ cấp trưởng phó, phòng trở lên) 7 7,8

2 Chuyên viên 5 5,6

3 Nhân viên nghiệp vụ 18 20,0

II Lao động sản xuất 60 66,7

1 NV. Kỹ thuật 7 7,8

2 Công nhân phục vụ 15 16,7

3 Công nhân sản xuất 38 42,2

Tổng cộng 90 100

(Nguồn: Phòng Hành chính - Bưu điện thành phố Bắc Ninh) Phân tích cơ cấu lao động theo nội dung công việc

Bảng 3.7: Cơ cấu lao động theo nội dung công việc của Bưu điện thành phố Bắc Ninh

Bộ phận Hiện LĐ làm đúng ngành LĐ làm trái ngành SL % SL %

A- KHỐI QUẢN LÝ GIÁN TIẾP 30 16 53.3 14 46.7

Ban giám đốc 2 2 100 0 0

Phòng kinh doanh 10 5 50 5 50

Phòng Hành chính 10 3 30 7 70

Phòng kế toán 8 6 75 2 25

B-KHỐI TRỰC TIẾP SẢN XUẤT 60 15 25 45 75

Từ Bảng 3.7: Cơ cấu lao động theo nội dung công việc của Bưu điện thành phố Bắc Ninh, ta thấy lao động của Bưu điện thành phố Bắc Ninh làm trái nghề ở một số bộ phận vẫn rất nhiều. Điều này thể hiện đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình hoạt động thường tuyển dụng và bố trí lao động vẫn dựa nhiều vào các mối quan hệ và con em trong ngành sẽ được ưu tiên tuyển dụng mặc dù có thể người đó không được đào tạo đúng nghề mình đang đảm nhận.

Ngoài ra, sau khi thành lập một số bộ phận có thể sử dụng lao động có trình độ không cao như phòng hành chính (đội bảo vệ, phục vụ), Khối trực tiếp sản xuất (nhân viên trực BĐ VHX, tuyến phát) thường tuyển dụng các con em hoặc người quen biết trong ngành dẫn đến tỷ lệ lao động làm việc trái ngành trong các bộ phận này rất lớn.

Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của đơn vị. Đồng thời, gây lãng phí lao động trong quá trình sử dụng nguồn nhân lực và không khuyến khích cho các lao động giỏi.

Qua những phân tích trên phần nào phác họa bức tranh toàn cảnh về thực trạng đội ngũ lao động trong Bưu điện thành phố hiện nay. Lực lượng lao động đang dần già hóa và có trình độ thấp. Do vậy, việc vận dụng vốn kiến thức công việc còn nhiều hạn chế. Từ những phân tích này, chúng ta sẽ có được cái nhìn tổng thể nhằm rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động của Bưu cục đứng trên góc độ nguồn nhân lực để đánh giá và tìm giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh.

Bảng 3.8: Số lượng cán bộ công nhân viên bưu điện thành phố Bắc Ninh

ĐVT:Người

(Nguồn: Bưu điện thành phố Bắc Ninh)

STT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng ĐH CĐ TCCN Chưa qua đào tạo Tổng ĐH CĐ TCCN Chưa qua đào tạo Tổng ĐH CĐ TCCN Chưa qua đào tạo Ban giám đốc 2 2 0 0 0 2 2 0 0 0 2 2 0 0 0 Phòng kinh doanh 15 5 8 2 0 18 6 10 2 0 20 6 12 2 0 Phòng Hành chính 8 4 2 2 0 10 5 3 2 0 10 5 3 2 0 Phòng kế toán 7 2 5 0 0 7 2 5 0 0 8 2 6 0 0 Bưu cục cấp 3 và điểm BĐ VHX 13 0 5 8 0 14 0 2 12 0 15 0 0 13 2 Tuyến phát 38 0 0 26 12 35 0 0 26 9 35 0 1 23 11 Tổng số 83 13 20 38 12 86 15 20 42 9 90 15 22 40 13 Số nghỉ chế độ hoặc chuyển công tác 3 0 2 1 0 3 0 0 0 3 2 0 0 2 0 Số tuyển mới 4 0 2 2 0 6 0 6 0 0 6 0 2 0 4 Nữ 35 10 7 10 8 40 12 9 15 4 40 12 9 15 4

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện thành phố bắc ninh (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)