Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện thành phố bắc ninh (Trang 56 - 58)

6. Kết cấu của luận văn

2.4 Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng trong đề tài nhằm so sánh các chỉ tiêu về nhân lực. Qua đó thấy được sự biến động tăng, giảm của từng chỉ tiêu so với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) và xác định nguyên nhân sự biến động.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: phản ánh xu hướng hay mức độ tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai kỳ liền nhau (i và i-1).

Công thức tính:

ai = yi - yi-1

Trong đó: ai: lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1

yi: mức độ của hiện tượng ở thời gian i yi-1: mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 i = 2,3,…,n

Trong luận văn này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu: kết quả hoạt động kinh doanh; số lao động; cơ cấu lao động (phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ,...); ...

Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau (i và i-1) đã tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm.

Công thức tính:

ti = ai x 100

yi-1

ai: lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của hiện tượng thời gian i so với i-1

yi-1: mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 i = 2,3,…,n

Trong luận văn này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu: kết quả hoạt động kinh doanh; số lao động; cơ cấu lao động (phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ,...); ...

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bảy số liệu được ứng dụng bằng cách rút ra những kết luận dựa trêm những số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp:

Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong việc mô tả và phân tích các số liệu tổng quan về quản trị nhân lực tại BĐ Thành phố Bắc Ninh.

Dựa trên nội dung, ý nghĩa của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực cho từng đối tượng phân tích, phân tích, giải thích và đánh giá các chỉ tiêu đánh giá những biến động của những chỉ số đó. Qua đó có những biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QTNL cho đơn vị.

Lập biểu mẫu: Dùng để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích, để phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau: so sánh giữa số năm nay và số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể.

Đồ thị: Trình bày và phân tích bằng các biểu đồ. Phương pháp này sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện thành phố bắc ninh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)