Bài học kinh nghiệm tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện thành phố bắc ninh (Trang 52)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.2 Bài học kinh nghiệm tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu

điện thành phố Bắc Ninh

Trong một tổ chức nguồn nhân lực luôn ở vị trí trung tâm, chi phối mục đích cách thức khai thác sử dụng mọi nguồn lực khác. Nguồn nhân lực được sử dụng hiệu quả tác động tích cực đến sử dụng vốn, kỹ thuật, tài nguyên thiên nhiên. Nếu không có sức lao động của con người thì mọi nguồn lực khác chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng mà không phát huy tính hữu ích của nó trong hoạt động kinh doanh. Do đó công tác quản trị nguồn nhân lực cần được chú trọng ở bất cứ doanh nghiệp nào.

Trên cơ sở nghiên cứu về công tác quản trị nhân lực tại Bưu điện tỉnh Quảng Bình và Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh như sau:

Thứ nhất, xác định rõ chiến lược kinh doanh từ đó lên kế hoạch nhân lực cho phù hợp.

Thứ hai, khuyến kích người lao động chủ động, sáng tạo trong công việc nhằm nâng cao năng suất lao động đồng thời đó là động lực giúp người lao động thêm gắn bó với công việc.

Thứ ba, đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo nhằm nâng cao năng lực làm việc. Coi đào tạo nguồn nhân lực là nền tảng của phát triển doanh nghiệp.

CHƯƠNG II

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

(1) Thực trạng hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh?

(2) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh?

(3) Giải pháp gì để nâng cao công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh?

2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để có được những dữ liệu phản ánh một cách tổng hợp, khách quan và đa chiều về quản trị nhân lực tại bưu điện thành phố Bắc Ninh.

Dữ liệu cần được thu thập và phân tích là những dữ liệu tổng quan về thực trạng nhân lực, quản trị nhân lực tại hệ thống các Bưu cục ở Việt Nam nói chung và của bưu điện thành phố Bắc Ninh nói riêng.

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Là những thông tin đã thu thập được từ điều tra, khảo sát: phỏng vấn những lãnh đạo, công nhân viên trong Bưu điện thành phố Bắc Ninh.

* Phương pháp chọn mẫu điều tra

- Đối tượng điều tra: Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh, tác giả thực hiện thu thập các thông tin sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp các đối tượng có liên quan đến công tác nảy. Cụ thể các đối tượng được điều tra, khảo sát phục vụ nghiên cứu của luận văn gồm: Ban lãnh đạo bưu điện và trưởng phòng Kế toán, phòng Hành chính, phòng Kinh doanh cùng các cán bộ, công nhân viên các phòng ban, bộ phận trong tổ chức.

- Cỡ mẫu điều tra: Do hiện số lượng cán bộ, nhân viên của Bưu điện thành phố Bắc Ninh là 90 người nên tác giả tiến hành điều tra 100% số lượng cán bộ, nhân viên.

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra ĐVT: Người Nội dung Tổng số Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng Hành chính Phòn g kế toán Bưu cục cấp 3 và điểm BĐ VHX Tuyến phát Nữ Nam Số lượng 90 2 20 10 8 15 35 40 50 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 2.2 Số phiếu điều tra theo mẫu phụ lục 01

Nội dung Tổng số Ban giám đốc Phòng kinh doanh Phòng Hành chính Phòn g kế toán Bưu cục cấp 3 và điểm BĐ VHX Tuyến phát Nữ Nam Số lượng 83 0 18 8 7 15 35 37 46 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Bảng 2.3: Số phiếu điều tra theo mẫu phụ lục 02

Nội dung Tổng số Giám đốc Phó Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng Hành chính Phòng kế toán Nữ Nam Số lượng 7 1 1 2 2 1 3 4 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

* Thời gian tiến hành khảo sát điều tra: Năm 2018.

* Nội dung điều tra: Các thông tin thu thập từ cán bộ quản lý và người lao động về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng kế hoạch nhân lực. - Tuyển dụng lao động.

- Tổ chức quá trình lao động. - Đào tạo và phát triển nguồn lực - Đánh giá nhân viên

* Quy trình điều tra:

- Bước 1: Điều tra thử để kiểm tra tính phù hợp của bảng hỏi. - Bước 2: Điều chỉnh phiếu.

- Bước 3: Tiến hành điều tra thực tế.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Đề tài kết hợp sử dụng các số liệu thống kê từ kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố; các báo cáo của các Bộ, ngành, Chính phủ cùng các cơ quan có liên quan; các số liệu từ các sở ban ngành của tỉnh Bắc Ninh, các báo cáo của Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan có liên quan như Sở Thông tin và tuyền thông tỉnh Bắc Ninh, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Bưu điện tỉnh Bắc Ninh, Bưu điện thành phố Bắc Ninh,... Bao gồm:

- Các thông tin về hoạt động quản trị nguồn nhân lực của một số Bưu điện các tỉnh thành phố tại Việt Nam, những kết quả, hạn chế trong công tác quản trị nguồn nhân lực tại các đơn vị này.

- Các chủ trương chính sách về quản trị nguồn nhân lực nói chung và quản trị nguồn nhân lực trong ngành bưu chính nói riêng.

- Số liệu thu thập từ các tài liệu, các thông tin đã được công bố như Báo cáo tài chính các các kỳ, Báo cáo quản trị, Báo cáo thường niên,...

- Các số liệu tại phòng Kế toán: số liệu trên sổ sách kế toán, tài liệu phục vụ quản trị nội bộ trong đó có kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Các số liệu tại phòng Hành chính: hoạt động tuyển dụng, đào tạo và phát triển nhân lực, đánh giá cán bộ công nhân viên, Khen thưởng, kỷ luật, phúc lợi, định mức lao động,...

- Các quy chế Quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng điện thoại, quy chế khoán.

2.3 Phương pháp xử lý thông tin

Các dữ liệu sau khi thu thập được kiểm tra lại và điều chỉnh đảm bảo đạt được các yêu cầu: đầy đủ, chính xác và lô gic.

Sau khi điều chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo từng đối tượng và nội dung điều tra.

Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp dữ liệu điều tra là: máy tính, phần mềm Excel.

2.4 Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.

- Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh dùng trong đề tài nhằm so sánh các chỉ tiêu về nhân lực. Qua đó thấy được sự biến động tăng, giảm của từng chỉ tiêu so với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) và xác định nguyên nhân sự biến động.

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn: phản ánh xu hướng hay mức độ tăng (giảm) tuyệt đối giữa hai kỳ liền nhau (i và i-1).

Công thức tính:

ai = yi - yi-1

Trong đó: ai: lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của thời gian i so với thời gian i-1

yi: mức độ của hiện tượng ở thời gian i yi-1: mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 i = 2,3,…,n

Trong luận văn này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu: kết quả hoạt động kinh doanh; số lao động; cơ cấu lao động (phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ,...); ...

Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn: phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau (i và i-1) đã tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm.

Công thức tính:

ti = ai x 100

yi-1

ai: lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn của hiện tượng thời gian i so với i-1

yi-1: mức độ của hiện tượng ở thời gian i-1 i = 2,3,…,n

Trong luận văn này, tác giả sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu: kết quả hoạt động kinh doanh; số lao động; cơ cấu lao động (phân theo giới tính, độ tuổi, trình độ,...); ...

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bảy số liệu được ứng dụng bằng cách rút ra những kết luận dựa trêm những số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp:

Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu

Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong việc mô tả và phân tích các số liệu tổng quan về quản trị nhân lực tại BĐ Thành phố Bắc Ninh.

Dựa trên nội dung, ý nghĩa của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực cho từng đối tượng phân tích, phân tích, giải thích và đánh giá các chỉ tiêu đánh giá những biến động của những chỉ số đó. Qua đó có những biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QTNL cho đơn vị.

Lập biểu mẫu: Dùng để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích, để phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau: so sánh giữa số năm nay và số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa các chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể.

Đồ thị: Trình bày và phân tích bằng các biểu đồ. Phương pháp này sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng.

2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các chỉ tiêu định lượng sử dụng để đánh giá về kết quả hoạt động kinh doanh của Bưu điện thành phố Bắc Ninh bao gồm:

- Tổng doanh thu: cho biết doanh thu từ các hoạt động của công ty (từ Bưu chính chuyển phát, Tài chính bưu chính, Phân phối truyền thông, Doanh thu khác) qua các năm.

Tổng DT = DT từ BCCP + DT từ TCBC + DT từ PPTT + DT khác Trong đó, DT từ BCCP, DT từ TCBC, DT từ PPTT, DT khác được lấy từ báo cáo kết quả HĐSXKD của Bưu điện thành phố Bắc Ninh.

- Tổng chi phí: cho biết các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD của công ty qua các năm gồm: chi phí theo lao động, chi phí theo doanh thu, chi phí theo mạng lưới.

Tổng chi phí = CP theo LĐ + CP theo DT + CP theo mạng lưới

Trong đó, CP theo LĐ, CP theo DT, CP theo mạng lưới được lấy từ báo cáo kết quả HĐSXKD của công ty.

- Lợi nhuận trước thuế: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý trước thuế TNDN.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

- Lợi nhuận sau thuế: phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý và thuế TNDN.

2.5.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực của doanh nghiệp

Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực của Bưu điện thành phố Bắc Ninh bao gồm:

Thứ nhất, tiêu chí về quy mô, tốc độ tăng quy mô nguồn nhân lực

Khi xem xét một ngành nào đó thì ta xem xét quy mô tốc độ tăng trưởng từng thời kỳ khác nhau và số lượng LĐ năm này so với năm khác.

Việc tăng quy mô và tốc độ tăng quy mô được đánh giá qua sự biến động của số lượng người lao động qua các thời kỳ, qua sự đáp ứng về số lượng của từng vị trí công việc trong các giai đoạn phát triển và qua sự kết nối, phối hợp của các bộ phận công việc trong các đơn vị.

Thứ hai, tiêu chí về cơ cấu nguồn nhân lực

Chất lượng nhân lực của ngành Bưu chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu về nhân lực của ngành trong một thời kỳ nhất định. Chất lượng NNL của ngành bưu chính mang những đặc trưng chung được xác định bằng các chỉ tiêu số lượng, cơ cấu nhân lực, về phẩm chất, năng lực kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng phát huy sáng kiến …, hay đó là thước đo giá trị sử dụng nhân lực của toàn ngành.

Thứ ba, tiêu chí về trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của NNL

Trình độ chuyên môn được đánh giá qua kết quả và quá trình tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng của các thành viên. Ở nước ta trong điều kiện hiện nay VNPOST đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có trình độ cao, chất lượng cao, có kỹ năng làm việc chuyên môn sâu, sáng tạo và vấn đề thừa lao động phổ thông, giản đơn đang làm cho đơn vị gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao NSLĐ. Chất lượng NNL trong VNPOST còn được đánh giá qua các tiêu chí như số LĐ có kỹ năng, bằng cấp, quá trình bồi dưỡng, LĐ qua đào tạo, trình độ tay nghề, tính chuyên môn kỹ thuật, tác phong làm việc, giao tiếp ứng xử, đạo đức nghề nghiệp…

2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản trị nguồn nhân lực trong doanh nghiệp doanh nghiệp

Thực tế người ta đưa ra rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của công tác quản trị nguồn nhân lực, trong bài viết này tác giả chỉ đưa ra một số chỉ tiêu sau:

2.5.3.1. Năng suất lao động

Hiện nay, người ta thường dùng ba loại chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá năng suất lao động (sau đây viết tắt là NSLĐ):

* Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng hiện vật:

Là dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm để biểu hiện mức NSLĐ của một người lao động:

T Q W

T: Tổng số lao động

Ưu điểm: Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của sự biến động về giá cả.

Nhược điểm: Chỉ được dùng cho một loại sản phẩm nhất định nào đó và chỉ dùng cho thành phẩm.

* Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng tiền (giá trị):

Là dùng sản lượng tính bằng tiền của tất cả các loại sản phẩm để biểu hiện mức NSLĐ của một người lao động:

T Q

W

Trong đó: W: Mức NSLĐ tính bằng tiền của một người lao động. Q: Tổng sản lượng tính bằng tiền.

T: Tổng số lao động

Ưu điểm: Có thể dùng để tính toán cho các loại sản phẩm khác nhau và các loại hình tổ chức khác nhau.

Nhược điểm: Phụ thuộc vào giá trị thành phẩm lớn hay nhỏ.

* Chỉ tiêu NSLĐ tính theo thời gian lao động

Là dùng lượng thời gian để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm để biểu hiện mức NSLĐ của một người lao động:

Q T

W

Trong đó: W: Mức NSLĐ tính bằng lượng lao động. Q: Số lượng sản phẩm theo hiện vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện thành phố bắc ninh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)