Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo quỹ tiền lương và thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện thành phố bắc ninh (Trang 102 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo quỹ tiền lương và thu nhập

nhập

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân theo công thức

L TL

TNBQ  và số liệu về tiền lương thực chi qua các năm, ta lập bảng Bảng 3.11: Mức lương và phúc lợi trung bình của cán bộ nhân viên Bưu diện thành phố Bắc Ninh. Ta thấy mức lương bình quân là không cao từ 58,31 triệu đồng/năm (tương đương 4,86 triệu đồng/người/tháng) lên 70,8 triệu đồng/năm (tương đương 5,9 triệu đồng/người/tháng). Mức thu nhập này so với các doanh nghiệp khối nhà nước khác là tương đương. Tuy nhiên so với mức sống hiện ngày càng phát triển như hiện nay, mức lương này chỉ đảm bảo được cuộc sống tối thiếu của người lao động, khó có thể giữ chân lâu dài đối với các lao động

Kết hợp so sánh Bảng 3.11 với Bảng 3.12 về lợi nhuận và thu nhập bình quân ta thấy: Tuy lợi nhuận bình quân trong giai đoạn 2015-2017 có giảm nhẹ tuy nhiên mức thu nhập bình quân của người lao động lại tăng lên. Điều này cho thấy đơn vị đã có một điều chỉnh trong phương án kinh doanh, giảm mức chi phí tại các khoản chi khác nhằm đảm bảo đời sống ổn định cho người lao động.

3.3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực theo kết cấu lao động

Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động theo kết cấu lao động ta phân tích đặc điểm lao động trong từng phòng ban để từ đó tìm ra số lượng lao động thừa thiếu và so sánh tỷ lệ thiếu hụt với tổng số lao động thiếu hụt.

Do Bưu điện là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - một doanh nghiệp nhà nước nên trong quá trình hoạt động vẫn phải tuyển dụng một

số lao động thuộc dạng “gửi gắm”, hoặc các lao động từ cơ chế cũ để lại nên gây ra sự dư thừa tại các bộ phận. Mặt khác, do đặc thù công việc trong lĩnh vực Bưu điện yêu cầu người lao động khi vào làm việc phải có chứng chỉ theo tiêu chuẩn quốc tế, kinh nghiệm làm việc, trình độ tay nghề cao nên một số người lao động không đáp ứng do trình độ chuyên môn, chứng chỉ đào tạo, tuổi cao, không đủ sức khoẻ, tay nghề để tham gia vào sản xuất. Trong các bộ phận còn có hiện tượng đủ về số lượng nhưng không đáp ứng được chất lượng nên thực chất vẫn thiếu lao động. Theo phân tích trong phần 3.1.5.3 Phân tích nguồn nhân lực tại Bưu điện thành phố Bắc Ninh, tác giả đã phân tích rõ về cơ cấu nguồn nhân lực và những điểm bất cập trong kết cầu lao động tại đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực tại bưu điện thành phố bắc ninh (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)