Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

7. Bố cục của luận văn

1.2.1.2. Học thuyết hai nhóm yếu tố của Herzberg

Herzberg vào năm 1966 đã phát triển một danh sách các nhân tố được dựa trên tháp nhu cầu của Maslow, chỉ có điều quan điểm, giải thích của ông có liên quan mật thiết và tập trung chủ yếu đến môi trường làm việc.

Yếu tố thỏa mãn: là những yếu tố tồn tại trong quá trình làm việc như: cảm giác thành công, sự ghi nhận của người khác, trách nhiệm, sự thành đạt hoặc những phát triển, trưởng thành về mặt cá nhân.

Yếu tố môi trường: đến t môi trường làm việc như: điều kiện làm việc, những mối quan hệ giữa con người với nhau, các chủ trương-chính sách của tổ chức hay tập thể, tiền lương.

Trong đó, các yếu tố môi trường chính là nguyên nhân gây ra sự bất mãn trong công việc và mối liên hệ giữa các yếu tố môi trường và môi trường làm việc. Theo đó, những thứ khiến người ta bất mãn thường xuất phát t mặt tổ chức, điều hành hơn là đến t chính công việc của họ. Lý thuyết của Herzberg chỉ đề cập đến các cách để cải tạo môi trường làm việc như chủ trương có âm nhạc, không hút thuốc tại chỗ làm để có thể giảm bớt sự bất mãn của nhân viên. Tuy nhiên, bản thân những điều này không tạo ra sự hài lòng cho họ; muốn các nhân viên cảm thấy hài lòng,

người lãnh đạo phải quan tâm đến toàn bộ cơ chế quản lý và các chính sách điều hành của tổ chức.

Để có thể thực sự tạo ra động lực trong công việc, Herzberg khuyên các nhà quản lý phải để ý đến các yếu tố về sự thỏa mãn. Các yếu tố thỏa mãn bao gồm: cảm giác thành công, cảm giác được công nhận, tinh thần trách nhiệm, cơ hội thăng tiến và sự phát triển về mặt cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)