Về trình độ ngoại ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 52)

7. Bố cục của luận văn

2.2.7. Về trình độ ngoại ngữ

Bảng 2.8 Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) của CBCC các phòng thuộc UBND Quận 1 năm 2016

STT Trình độ Số người Tỷ lệ (%)

1. Trung cấp trở lên 08 3

3. Còn lại 118 45.4

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CBCC năm 2016, Phòng Nội vụ Quận 1)

3% 52% 45% Trung cấp trở lên Chứng chỉ (A,B,C) Còn lại

Biểu đồ 2.7 Trình độ ngoại ngữ của CBCC tại UBND Quận 1

Trong những năm qua, UBND Quận 1 luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho CBCC. Hằng năm, cơ quan tổ chức t 3 đến 4 lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ tại các cơ sở đào tạo uy tín như: Hội Anh văn Việt – Mỹ. Bên cạnh đó, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đối với những đối tượng đi học ở nước ngoài, đối tượng thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân. Tuy nhiên, số lượng CBCC chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ khá lớn (45,4% so với tổng số). Điều này đặt ra yêu cầu UBND Quận cần phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (tiếng Anh) cho CBCC bằng nhiều hình thức khác nhau để đáp ứng nhu cầu đặt ra của cơ quan.

2.3. Thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân Quận 1 thông qua các yếu tố tác động

2.3.1. Tạo động lực thông qua yếu tố tiền lương, phụ cấp

2.3.1.1. Về chính sách tiền lương:

Cũng như tất cả các cơ quan hành chính khác, mức tiền lương, các chế độ dành cho CBCC tại UBND Quận 1 được thực hiện theo quy định của pháp luật. Thực hiện các tiêu chuẩn, chế độ tiền lương dành cho CBCC theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về Chế độ tiền

lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2004/NĐ-CP; Nghị định số 117/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2004). Bên cạnh đó còn tuân theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về Chức danh, số lượng, một số chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã (Nghị định số 29/2013/NĐ-CPsửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã).

Những văn bản nêu trên là khung pháp lý chung, UBND Quận phải dựa vào đó để thực hiện chi trả lương cho người CBCC, tuân thủ những quy định về hệ số lương, căn cứ ngạch bậc… thanh toán tiền lương cho mỗi CBCC.

Công thức tiền lương cơ bản được tính như sau:

Lương cơ bản = Hệ số lương x Lương tối thiểu

Với cách tính như trên, lương đối với CBCC tại UBND Quận 1 cũng được tính tương tự như tất cả CBCC khác trên cả nước. Đơn cử CBCC có trình độ Đại học, khi được thi tuyển công chức và chính thức vào biên chế, hệ số lương bậc 1 là ... (2.34 x 1.210.000 đồng/tháng), có phụ cấp công vụ 25% và sau khi tr đi các khoản khác (như Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội…) thì tiền lương thực lãnh của một người công chức bình thường là 3.270.267 đồng/tháng (Số liệu t bảng lương của CBCC tại UBND vào tháng 12 năm 2016).Vì vậy, thu nhập bình quân hàng tháng của một người CBCC làm việc tại UBND Quận 1 chỉ đủ trang trải cuộc sống thường nhật, chưa đáp ứng được nhu cầu tích lũy về sau. Trong khi đó, Quận 1 là một trong những quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh, nơi tập trung nhiều cơ quan nhà nước Trung ương, địa phương, lãnh sự quán của các nước ... đồng thời cũng là một trong những nơi thương mại sầm uất nhất trên cả nước. Với các đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội như thế thì vai trò của công tác quản lý nhà nước tại

Quận 1 cần phải đặc biệt chú trọng, áp lực công việc là rất lớn và vai trò của người CBCC phải được phát huy đúng mức thì mới đáp ứng được yêu cầu quản lý. Áp lực công việc cao, giá cả sinh hoạt đắt đỏ trong khi tiền lương lại chi trả theo hướng cào bằng với các địa phương như hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như ĐLLV của CBCC trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được phân công.

2.3.1.2. Về chế độ phúc lợi:

Thực hiện theo các nghị định trên, tại UBND Quận 1 bao gồm các khoản phụ cấp như: phụ cấp công vụ, phụ cấp thâm niên hay phụ cấp kiêm nhiệm… Trong đó, khoản phụ cấp công vụ dành cho tất cả các CBCC là 25% lương cơ bản. Tất cả các khoản phụ cấp này khi người CBCC được nhận được phải dựa trên những tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì mới được hưởng.

CBCC tại UBND Quận 1 đa phần là công dân thành phố, cư trú sinh sống tại địa phương, có quan hệ gắn bó với người dân về mọi mặt kinh tế, văn hóa, tình cảm và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Trong bản thân người CBCC quận đều chứa đựng các yếu tố về: cùng là người dân, cùng phố, người đại diện cộng đồng, người đại diện Nhà nước, các yếu tố này v a thống nhất v a mâu thuẫn lẫn nhau chi phối các hoạt động của họ, nhất là trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến mối quan hệ giữa các lợi ích cá nhân – cộng đồng – nhà nước. Lợi ích của người CBCC nơi đây gắn bó với Nhân dân, vì Nhân dân mà phục vụ, một đặc điểm hết sức quan trọng liên quan đến việc hình thành chế độ, chính sách đãi ngộ cho CBCC nơi đây.

Ngoài tiền lương thực lãnh hàng tháng mà mỗi CBCC tại UBND Quận nhận được, cấp lãnh đạo Ủy ban luôn luôn quan tâm đến các chế độ phúc lợi khác dành cho CBCC như:

Việc thực hiện cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Theo đó, UBND Quận đã thực hiện việc sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả và tiết kiệm được các khoản chi phí không cần thiết, t đó tạo được nguồn kinh phí để tăng thu nhập cho CBCC. Bởi khi tiết kiệm được định biên sẽ v a góp phần làm cho bộ máy hoạt động gọn nhẹ, hiệu quả hơn, đồng thời có thêm nguồn kinh phí tiết

kiệm t tiết kiệm định biên sẽ là nguồn thu nhập tăng thêm cho CBCC góp phần ổn định cuộc sống. Việc chi tiêu được thực hiện công khai, dân chủ thông qua quy chế chi tiêu nội bộ, có sự tham gia bàn bạc thống nhất trong cơ quan của CBCC, t đó giúp tập thể cơ quan, đơn vị đoàn kết thống nhất hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Chính vì thực hiện có hiệu quả cơ chế khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính nên có sự chủ động trong phân phối thu nhập cũng như xem xét duyệt định mức khen thưởng đối với số kinh phí tiết kiệm được. Cụ thể, đã tiết kiệm được 20 biên chế (trong tổng số 228 chỉ tiêu biên chế giao cho toàn UBND và đã sử dụng 208 biên chế), giảm 8.8% so với biên chế được giao. Tổng số tiền tiết kiệm được bình quân hàng năm là 1.780.000.000 triệu đồng. Thu nhập bình quân qua tiết kiệm chi hành chính là 89.000.000 đồng/biên chế/năm (Số liệu thống kê đến năm 2016).

Với số tiền tiết kiệm t khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính hằng năm được dùng vào các khoản chi như: phụ cấp, thưởng, quỹ phúc lợi trong năm. Hằng năm, quận trích một khoản kinh phí để tạo ra quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi xã hội và tổ chức cho CBCC đi tham quan mỗi năm một lần trong nước; trích một phần tiền để hỗ trợ may trang phục cho CBCC; tổ chức khám sức khỏe định kỳ một năm một lần cho tất cả CBCC và người lao động trong toàn đơn vị.

Ngoài ra, Công đoàn UBND Quận 1 cũng quan tâm thực hiện các chế độ thăm hỏi CBCC hoặc người thân bị ốm đau, gia đình có hữu sự… Quan tâm hỗ trợ CBCC có hoàn cảnh gia đình khó khăn thông qua việc hỗ trợ kinh phí hoặc giới thiệu vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm giúp CBCC ổn định cuộc sống hơn, yên tâm làm việc.

2.3.1.3. Về công tác khen thưởng:

UBND Quận 1 rất quan tâm đến công tác khen thưởng. Định kỳ hàng tháng tổ chức biểu dương những CBCC có thành tích xuất sắc trong tháng. Theo đó, CBCC trong tháng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có thái độ tiếp dân hoặc tổ chức đến liên hệ công tác với thái độ thân thiện, hòa nhã, hướng dẫn tận tình và được tập thể đề cử sẽ được biểu dương trước toàn thể CBCC của UBND Quận trong buổi chào cờ đầu tháng. Trong năm 2016, UBND Quận đã tổ chức biểu dương 12 đợt cho 165 CBCC.

Sự quan tâm phát hiện, bồi dưỡng, nhân điển hình tiên tiến được thủ trưởng các đơn vị chú trọng thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau như: thực hiện thang điểm đánh giá thi đua ABC; bình bầu thi đua hàng tháng qua đó phát hiện được nhân tố tích cực; Tổ chức khen thưởng đột xuất cho CBCC có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội… T đó kịp thời động viên, khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Bên cạnh đó, qua các hội thi tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ giúp phát hiện được những gương điển hình trong t ng lĩnh vực… phát hiện được những nhân tố mới. Cấp lãnh đạo tại UBND Quận quan tâm khen thưởng kịp thời với các hình thức khen thưởng và danh hiệu t thấp đến cao. Theo báo cáo Tổng kết năm 2016 và phương hướng hoạt động năm 2017 cho thấy, có 100 quyết định khen thưởng, bao gồm: 88 quyết định khen phong trào, 12 quyết định khen do đơn vị chi thưởng. Tổng số tập thể, cá nhân được khen thưởng là 2.750, gồm: 1.011 tập thể và 1.739 cá nhân. Tổng số tiền thưởng: 1.543.400.000 đồng (Số liệu thống kê tính đến tháng 11/2016).

Việc khen thưởng các danh hiệu thi đua và khen thưởng bậc cao đối với các tập thể, cá nhân đều được thực hiện theo quy định của Luật Thi đua - Khen thưởng, t đơn vị cơ sở đến quận đều được tổ chức bình xét công khai, dân chủ nên trong thời gian qua, không xảy ra trường hợp nào khiếu nại tố cáo trong lĩnh vực này. Quá trình tổ chức các phong trào thi đua và xét khen thưởng tại Quận 1 luôn tuân thủ quy trình nghiệp vụ theo các văn bản hướng dẫn của Ban Thi đua - khen thưởng thành phố, thường xuyên cập nhật tình hình và tiến độ thực hiện phong trào thi đua của các đơn vị trực thuộc, làm cơ sở để đánh giá và bình xét thi đua cuối năm. Tổ chức biểu dương định kỳ CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; Đẩy mạnh công tác giám sát của Ủy ban Mặt trận tổ quốc quận về thái độ giao tiếp, ứng xử của CBCC và lãnh đạo, đã mang lại hiệu quả tích cực, thể hiện rõ nét qua sự thay đổi đáng kể về thái độ và nhận thức của cán bộ quản lý trên địa bàn.

Ngoài ra, vào các dịp Lễ và Tết, quỹ Công Đoàn của cơ quan còn trích ra một khoản tiền để thưởng cho tất cả các CBCC trong toàn cơ quan. Số tiền thưởng này tuy

không lớn và không mang tính chất thường xuyên nhưng cũng góp phần tạo niềm vui, động lực đối với CBCC gắn bó với công việc hành chính cũng như gắn bó với cơ quan lâu dài hơn.

Với những sự quan tâm như trên, CBCC quận có thêm động lực phấn đấu nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sự ghi nhận của các cấp lãnh đạo đối với kết quả công tác của t ng người là sự th a nhận năng lực, là phần thưởng tinh thần quý giá. Đồng thời, những giá trị vật chất kèm theo tuy không lớn nhưng cũng phần nào giúp CBCC có thêm nhiều niềm vui trong công tác, sự an tâm trong việc duy trì cuộc sống.

2.3.2. Tạo động lực thông qua yếu tố đánh giá cán bộ, công chức

2.3.2.1. Công tác đánh giá định kỳ hàng năm:

Công tác đánh giá CBCC tại UBND Quận 1 rất được cấp lãnh đạo quan tâm, xem đây là một trong những mục đích của việc đánh giá CBCC để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá CBCC là căn cứ để bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với CBCC. Đồng thời việc thực hiện đánh giá CBCC định kỳ hàng năm đòi hỏi CBCC phải không ng ng phấn đấu không ng ng nâng cao năng lực, trình độ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao nếu không muốn bị đào thải.

Việc đánh giá cũng giúp chính bản thân CBCC hiểu rõ mức độ hoàn thành nhiệm vụ, những ưu – khuyết điểm của mình để t đó phấn đấu khắc phục hạn chế, yếu kém và phát huy ưu điểm để ngày càng hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Công tác đánh giá CBCC hàng năm được tiến hành vào khoảng tháng 12 của năm đánh giá, được tiến hành một cách đồng bộ, đảm bảo tính khách quan, công bằng và hiệu quả. Việc đánh giá được tiến hành thông qua các bước sau:

Thứ nhất, CBCC thực hiện phiếu tự nhận xét đánh giá mức độ hoàn thành công việc theo các tiêu chí:

Một là, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

Hai là, phẩm chất chính trị; đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;

Ba là, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thể hiện ở khối lượng, chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc; tinh thần học tập nâng cao trình độ;

Bốn là, tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;

Năm là, tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;

Sáu là, thái độ phục vụ nhân dân.

Thứ hai, tổ chức họp cơ quan, đơn vị để tập thể tham gia góp ý đối với CBCC được đánh giá;

Thứ ba, Thủ trưởng đơn vị nhận xét, đánh giá và quyết định mức độ xếp loại đối với từng CBCC.

Thông qua kết quả đánh giá, CBCC được phân loại đánh giá theo 4 mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực; Không hoàn thành nhiệm vụ.

Kết quả đánh giá được xem là căn cứ quan trọng để UBND Quận thực hiện việc bố trí, sắp xếp cán bộ. Theo đó, UBND Quận chỉ xem xét việc khen thưởng, bổ nhiệm đối với CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đối với CBCC có 02 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 02 năm liên tiếp, trong đó 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì UBND Quận thực hiện bố trí công tác khác. Đối với CBCC có 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì Ủy ban thực hiện miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ hoặc giải quyết cho thôi việc. Ngoài ra, kết quả đánh giá CBCC là tiêu chí quyết định để xem xét các danh hiệu thi đua như: lao động tiên tiến, chiến sĩ thi đua cơ sở, … để có những hình thức khen thưởng phù hợp, đúng với năng lực, trình độ và mức độ cống hiến của t ng CBCC trong thực hiện nhiệm vụ.

Nhìn chung, công tác đánh giá CBCC được UBND Quận 1 thực hiện một cách nghiêm túc, đúng quy định pháp luật; đảm bảo tính khoa học, khách quan và công bằng; đánh giá đúng năng lực, trình độ và mức độ hoàn thành công việc của t ng CBCC. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì vẫn còn tồn tại tình trạng một số phòng ban, đơn vị thực hiện công tác đánh giá chưa thật sự nghiêm túc, đánh giá không sát với thực tế và hiệu quả công việc do tình trạng nể nang, qua loa, chiếu lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)