7. Bố cục của luận văn
1.5.1. Nội dung các tiêu chí đánh giá
Căn cứ vào các yếu tố về tạo ĐLLV cho CBCC được xây dựng dựa trên Học thuyết nhu cầu của Maslow, Mô hình nghiên cứu của Kenneth A.Kovach và các ý kiến của lãnh đạo phòng chuyên môn trực thuộc UBND Quận 1; tác giả đã tổng hợp và xây dựng thành 07 tiêu chí đánh giá các yếu tố tạo ĐLLV cho CBCC UBND
Quận 1. Trong đó, các yếu tố về đánh giá CBCC, tổ chức các phong trào thi đua, lập thành tích và chính sách tuyển dụng, tác giả không chọn để xây dựng các tiêu chí đánh giá mà thay vào đó, tác giả thực hiện lấy ý kiến lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn của UBND Quận 1 để có kết quả đánh giá, nhìn nhận khách quan nhất. Nội dung các tiêu chí đánh giá hoạt động tạo ĐLLV cho CBCC được tổng hợp trong bảng sau:
STT Tiêu chí đánh giá Ký
hiệu I. Tiền lương, tiền thưởng và phúc lợi
1. Lương tương xứng với vị trí việc làm và kết quả làm việc TL1 2. Lương công bằng với mọi cán bộ, công chức khác TL2
3. Lương phù hợp so với trình độ chuyên môn TL3
4. Lương, thưởng đủ trang trải cuộc sống TL4
5. Phúc lợi đầy đủ và hợp lý TL5
II. Sự phù hợp của công việc
6. Công việc phù hợp với khả năng chuyên môn SPH1
7. Công việc phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp SPH2 8. Công việc có nhiều thách thức và cơ hội phát triển SPH3
9. Công việc phù hợp với thời gian SPH4
III Điều kiện nơi làm việc
10. Trang thiết bị và điệu kiện nơi làm việc rất tốt NLV1
11. Nơi làm việc rất vệ sinh và sạch sẽ NLV2
12. Sự an toàn của nơi làm việc NLV3
13. Chế độ nghỉ ngơi của nơi làm việc NLV4
IV Lãnh đạo
14. Cấp trên tham khảo ý kiến của cấp dưới LĐ1
15. Cấp trên hỗ trợ cấp dưới trong công việc LĐ2
16. Cấp trên có tác phong lịch sự, hòa nhã LĐ3
17. Cấp trên đối xử công bằng, không phân biệt LĐ4 18. Cấp trên biết động viên, khích lệ kịp thời LĐ5
19. Đồng nghiệp dễ chịu và thân thiện ĐN1
20. Đồng nghiệp luôn phối hợp làm việc tốt ĐN2
21. Đồng nghiệp luôn chia sẻ, giúp đỡ trong công việc ĐN3
22. Đồng nghiệp luôn đoàn kết ĐN4
VI Cơ hội đào tạo và thăng tiến
23. Được đào tạo, hướng dẫn trong công việc CH1
24. Có cơ hội phát triển chuyên môn nghề nghiệp CH2
25. Chính sách thăng tiến rất công bằng CH3
26. Nơi làm việc có nhiều cơ hội phát triển CH4
VII. Sự gắn bó của cán bộ, công chức
27. Sự hài lòng với chính sách người lao động của nơi làm việc GB1
28. Sự tự hào khi được làm việc tại cơ quan GB2
29. Giới thiệu với mọi người về nơi làm việc GB3
30. Cam kết làm việc lâu dài với cơ quan GB4
Bảng 1.1 Tiêu chí đánh giá thực trạng hoạt động tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại UBND Quận 1
1.5.2. Quy trình tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức
Thực tế trong các ngành khoa học nghiên cứu, có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đo lường, đánh giá một sự vật, hiện tượng thuộc một ngành, lĩnh vực bất kỳ, chẳng hạn như: thống kê số liệu, khảo sát thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp, thảo luận theo chuyên đề, ghi nhận các tin phản hồi t các chủ thể liên quan đến đối tượng nghiên cứu, hoặc sử dụng hình thức kiểm tra, trắc nghiệm năng lực, quan sát. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng các công cụ sau để triển khai đánh giá hoạt động tạo động lực cho CBCC làm việc tại UBND Quận 1: thống kê các số liệu trích t các báo cáo kết quả công tác, hoạt động định kỳ hàng năm của UBND Quận 1, khảo sát trực tiếp CBCC thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp lấy ý kiến chuyên gia là đội ngũ cán bộ quản lý phòng chuyên môn trực thuộc UBND Quận 1.
Sau khi tiến hành khảo sát có kết quả, tác giả sử dụng công cụ thống kê phổ biến trong các công trình nghiên cứu khoa học như Microsoft Excel 2013, công cụ IBM SPSS là những công cụ tuyệt đỉnh để quản lý thống kê dữ liệu nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê tần suất của các biến giá trị và phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp kết quả khảo sát, phục vụ cho phân tích thực trạng chương 2 và đề xuất các kiến nghị, giải pháp tiếp nối ở chương 3.
TÓM TẮT CHƯ NG 1
Trong xu thế phát triển nền hành chính hiện nay, hoạt động tạo ra động lực nhằm khuyến khích người CBCC làm việc ở mọi cấp hành chính phải được thật sự chú trọng để đảm bảo có được một đội ngũ CBCC đạt chất lượng.
Qua chương 1, luận văn đã hệ thống những cơ sở lý luận về hoạt động tạo ĐLLV cho CBCC. Đây là những cơ sở đầu tiên và cơ bản nhất để có thể làm căn cứ cho các hoạt động nghiên cứu tiếp theo. Hoạt động tạo động lực cho CBCC cần được đặc biệt chú trọng và đầu tiên là vấn đề về lý luận. Cơ sở lý luận tốt sẽ đưa đến nhận thức đúng đắn và thực hiện có hiệu quả. Việc nghiên cứu hệ thống các cơ sở lý luận sẽ là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện các chính sách tạo động lực cho CBCC làm việc; góp phần củng cố nhận thức và hành động trong quá trình tổ chức và triển khai thực hiện hoạt động tạo động lực, kích thích người CBCC gắn bó với cơ quan hơn. Bên cạnh đó, trong chương 1 còn làm rõ vai trò của tại ĐLLV để thấy được tầm quan trọng của hoạt động này. T đây sẽ giúp các nhà quản lý có thêm căn cứ để khẳng định lại sự cần thiết của hoạt động tạo động lực trong một tổ chức, nhất là trong các cơ quan hành chính nhà nước.
Nội dung của hoạt tạo ĐLLV cho đội ngũ CBCC xoay quanh các vấn đề như: tạo ĐLLV thông qua các kích thích vật chất (tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp tiền lương); thông qua cách đánh giá công chức; tổ chức các phong trào thi đua – lập thành tích; cơ hội thăng tiến; chính sách đào tạo – bồi dưỡng; chính sách tuyển dụng hay văn hóa công sở. Tất cất cả các lý thuyết hay các cơ sở nghiên cứu trên được đặt trong mối quan hệ biện chứng với nhau. Hệ thống lý luận này được xác lập để làm cơ sở cho việc tiến hành nghiên cứu thực trạng, có sự phân tích dữ liệu, đồng thời kiểm định mối quan hệ giữa các lý thuyết với tình hình thực tiễn của vấn đề tạo ĐLLV trong CQHCNN.
CHƯ NG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THÔNG QUA CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội của Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
T ngày hình thành cho đến nay, Quận 1 luôn giữ vị trí là quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Sau hơn 300 năm xây dựng, tôn tạo và phát triển, ngày nay, Quận 1 đã trở thành trung tâm hành chính, dịch vụ, thương mại, xuất nhập khẩu và đầu tư… của Thành phố Hồ Chí Minh. Các cơ quan chính quyền, Lãnh sự quán các nước và các tòa nhà cao tầng đều tập trung tại quận trung tâm. Quận 1 được xem là nơi sầm uất và có mức sống cao nhất của thành phố về mọi phương diện. Đường Đồng Khởi và đại lộ Nguyễn Huệ là những khu phố thương mại chính của Quận 1.
Quận 1 là một trong 3 khu vực trung tâm về tài chính, dịch vụ, ngoại giao, văn hóa, giải trí lớn nhất của Thành phố Hồ Chí Minh; là trung tâm du lịch quốc tế và được phân bổ chức năng cụ thể như sau: Trung tâm hành chính, ngoại giao - Tập trung vào khu vực đường Lê Thánh Tôn đến đường Ðiện Biên Phủ mà trục xương sống là đại lộ Lê Duẩn. Trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch, giao dịch quốc tế -
tập trung vào khu vực đường Lê Thánh Tôn đến sông Sài Gòn, Bến Chương Dương, đường Nguyễn Thị Nghĩ . Các trục đường chính là: Ðại lộ Nguyễn Huệ, Tôn Ðức Thắng, Lê Lợi, Hàm Nghi, Ðồng Khởi. Quận 1 còn là nơi tập trung các khu mua sắm lớn nhất trong thành phố và cũng là nơi đẹp nhất trong thành phố. Quận 1 với các khu nhà cao tầng và các khu nhà kiến trúc cổ xưa mà Pháp - Mỹ còn để lại.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quận 1 nhiệm kỳ XI (2015 – 2020), dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo của UBND Quận, các ngành, đoàn thể Quận 1 luôn xác định trách nhiệm đóng góp nhằm góp phần phấn đấu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một thành phố xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại. Với mục tiêu xây dựng Quận 1 “An toàn, sạch đẹp, văn minh lịch sự và phát triển bền vững”, hệ thống chính trị quận luôn xác định được lộ trình, bước đi thích
hợp cùng các giải pháp chủ yếu trong lãnh đạo và điều hành. Để đạt được mục tiêu đó, Quận 1 đã đẩy nhanh tiến độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các loại hình dịch vụ cao cấp, nghiên cứu sắp xếp, tổ chức các loại hình dịch vụ, thương mại ngày càng văn minh hiện đại hơn, tiện ích hơn cho người dân tại chỗ và khách du lịch.
Tóm lại, Quận 1 là vùng đất giàu tiềm năng, hội đủ điều kiện tự nhiên thuận lợi, nơi tập trung khoa học – kỹ thuật phát triển, lực lượng lao động dồi dào và có tay nghề cao, lại ở vị trí trung tâm của Thành phố. Những năm qua, Quận 1 có những chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt góp phần cùng thành phố thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề phát triển vững chắc, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Những kết quả ấy có tác động và ảnh hưởng tích cực đến đội ngũ CBCC, làm cho nền công vụ hoạt động hiệu quả hơn phù hợp với tiến trình cải cách hành chính hiện nay ở nước ta.
2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân quận 1 2.2.1. Về số lượng cán bộ, công chức
Theo số liệu thống kê tính đến năm 2016, tổng số CBCC đối với các phòng của UBND Quận 1 là 260 người, trong đó: biên chế là 208 người, hợp đồng là 52 người (trên tổng số biên chế được giao là 228 người) và 25 CBCC thuộc diện biên chế dự phòng hưởng lương t ngân sách Thành ủy.
Bảng 2.1: Số lượng CBCC biên chế chính thức tại các phòng thuộc UBND Quận 1 năm 2016
STT PHÒNG SỐ LƯỢNG CBCC
1. Văn phòng UBND 37
2. Phòng Nội vụ 13
3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội 18
4. Phòng Tư pháp 12
6. Phòng Y tế; 09
7. Phòng Văn hóa - Thông tin 13
8. Phòng Giáo dục - Đào tạo; 19
9. Phòng Tài chính - Kế hoạch 23
10. Phòng Kinh tế 09
11. Phòng Tài nguyên - Môi trường 19
12. Phòng Quản lý đô thị 25
Tổng số 208
(Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 1, 2016)
2.2.2. Về cơ cấu cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân dân Quận 1
2.2.2.1. Cơ cấu cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân quận 1 theo độ tuổi:
Bảng 2.2 Cơ cấu độ tuổi của CBCC các phòng thuộc UBND Quận 1 năm 2016
STT Độ tuổi Số người Tỷ lệ (%)
1. Dưới 30 tuổi 94 36.2
2. T 30-40 tuổi 90 34.6
3. T 41-50 tuổi 45 17.3
4. Trên 50 tuổi 31 12
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CBCC năm 2016, Phòng Nội vụ Quận1)
Số CBCC trong độ tuổi t 30 đến 50 có số lượng lớn nhất (135 người, chiếm 51,9%). Đây là nguồn nhân lực nắm vững về kiến thức chuyên môn và kỹ năng, có nhiều kinh nghiệm sống và làm việc, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động công vụ của cơ quan. Trong đó, đội ngũ CBCC trong độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 36,2% so với tổng số. Đây là đội ngũ rất năng động, sáng tạo, sẵn sàng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ của thời đại vào công việc. Tuy nhiên, đội ngũ này chưa thực sự ổn định lâu dài mà có nhiều biến động như: tìm các cơ hội khác tốt hơn hay bỏ việc vì chưa tìm thấy cơ hội trong cơ quan. Còn đội ngũ nhân sự trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ 12%, tỷ lệ này đáp ứng yêu cầu kế th a nhân sự của UBND Quận qua các năm. Đội ngũ này có rất nhiều kinh nghiệm sống và làm việc, điều này tạo điều kiện thuận lợi trong công việc cũng như tiếp thu kinh nghiệm của thế hệ trẻ. Song cũng đặt ra nhiều vấn đề đối với độ tuổi này như: hạn chế trong việc nâng cao trình
phối bởi các yếu tố như: sức khỏe, tâm sinh lý,…; đội ngũ này đang bước vào độ tuổi nghỉ hưu đòi hỏi cơ quan phải có kế hoạch tìm kiếm đội ngũ nhân sự trẻ kế cận.
36% 35% 17% 12% Dưới 30 Tuổi Từ 30-40 Tuổi Từ 41-50 Tuổi Trên 50 Tuổi
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu độ tuổi của CBCC tại UBND Quận 1
2.2.2.2. Cơ cấu cán bộ, công chức tại Ủy ban nhân quận 1 theo ngạch:
Bảng 2.3 Cơ cấu ngạch của CBCC các phòng thuộc UBND Quận 1 năm 2016
STT Ngạch Số người Tỷ lệ
(%)
1. Chuyên viên chính và tương đương 02 1
2. Chuyên viên và tương đương 176 67.6
3. Cán sự và tương đương 22 8.4
4. Nhân viên 45 17.3
5. Còn lại (Không có ngạch) 15 5.7
0 50 100 150 200 CVC và TĐ CV và TĐ CS và TĐ NV Còn lại 2 176 22 45 15 1 % 67.6 % 8.4 % 17.3 % 5.7 % Tỷ lệ Số người
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu ngạch của CBCC các phòng thuộc UBND Quận 1
Ngạch chuyên viên và tương đương có số lượng lớn nhất (176 người), chiếm tỷ lệ gần 67,6% so với tổng số. Ngạch công chức thể hiện trình độ chuyên môn của họ. Vì vậy, có thể thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCC các phòng thuộc UBND Quận về mặt bằng chung là cao, phù hợp và đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay của đất nước.
2.2.3. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Bảng 2.4 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCC các phòng thuộc UBND Quận 1 năm 2016 STT Trình độ Số người Tỷ lệ (%) 1. Thạc sĩ 10 3.9 2. Đại học 189 72.7 3. Cao đẳng 14 5.3 4. Trung cấp 25 9.7 5. Còn lại 22 8.4
4% 73% 5% 10% 8% Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Còn lại
Biểu đồ 2.3 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CBCC tại UBND Quận 1
Qua đây cho thấy, CBCC của UBND Quận 1 có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Cụ thể, t trình độ cao đẳng trở lên, số lượng CBCC là 213 người, chiếm 81,9% so với tổng số; trong đó trình độ đại học chiếm tới 72,7%. Kết quả tốt được như trên chủ yếu do UBND Quận đã có nhiều chính sách khuyến khích, thu hút và giữ nhân tài, đồng thời chú trọng và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.
2.2.4. Về trình độ lý luận chính trị
Có thể nói, chất lượng đội CBCC là tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó trình độ lý luận chính trị là một trong yếu tố rất quan trọng. Trong quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ CBCC, UBND Quận 1 đã chú trọng vào trình độ lý luận chính trị. Điều này thể hiện thông qua các kế hoạch và báo cáo tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực qua các năm của cơ quan.
Bảng 2.5 Trình độ lý luận chính trị của CBCC các phòng thuộc UBND Quận 1 năm 2016 STT Trình độ Số người Tỷ lệ (%) 1. Cao cấp 24 9.2 2. Trung cấp 45 17.3 3. Sơ cấp 96 37 4. Còn lại 95 36.5
9% 17% 37% 37% Cao cấp Trung cấp Sơ cấp Còn lại
Biểu đồ 2.4 Trình độ lý luận của CBCC tại UBND Quận 1