25 Đánh giá thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức
3.2.2. Tạo điều kiện cho cán bộ, công chức nâng cao năng lực trình độ,
Đối với đội ngũ CBCC đương nhiệm, tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, UBND Quận có thể đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng thực thi công vụ để nâng cao khả năng đảm nhiệm công việc của CBCC. Có nhiều hình thức để nâng cao trình độ, năng lực, kỹ năng cho CBCC. Chẳng hạn như thông qua đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước; đào tạo, bồi dưỡng thông qua công việc tại cơ quan, thông qua hội thảo khoa học, trao đổi kinh nghiệm; tạo cơ hội để CBCC phát triển năng lực, v.v.
Thứ nhất, đối với những trường hợp có trình độ chuyên môn từ sơ cấp trở xuống:
Những CBCC trong diện này sẽ được sàng lọc và đào tạo để nâng cao trình độ tùy theo t ng trường hợp, độ tuổi, cụ thể:
Một là, đối với trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ sẽ tổ chức, tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ t trung cấp trở lên tùy theo khả năng tiếp thu, độ tuổi và vị trí công tác. Đặc biệt, cần quan tâm đến nguồn nhân lực của UBND phường. Xây dựng kế hoạch đào tạo rõ ràng cho CBCC có trình độ sơ cấp hoặc chưa qua đào tạo lên trình độ chuyên môn cao hơn để phục vụ công việc ngày một tốt hơn;
Hai là, đối với trình độ cao đẳng, trung cấp sẽ tổ chức, tạo điều kiện để học tập nâng lên có trình độ đại học;
Ba là, mở các lớp đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị để tạo điều kiện cho đội ngũ CBCC học tập nâng cao bản lĩnh chính trị.
Thứ hai, UBND uận 1 sẽ chủ trì tổ chức và phối hợp tổ chức các lớp đào tạo theo từng đối tượng nguồn lực. Cụ thể:
Một là, lớp tập sự. Lớp này nhằm đào tạo cho trường hợp tuyển mới trong giai đoạn thử việc. Kế hoạch đào tạo cho những lớp tập sự một cách khoa học để giúp người mới được tuyển dễ dàng tiếp cận với phạm vi công việc và trách nhiệm của mình đối với công việc đặc biệt là đối với những trường hợp ở bộ phận tiếp dân.
Hai là, lớp kiến thức cơ ản. Lớp này tổ chức cho trường hợp mới tuyển dụng trong năm đầu, nhằm đào tạo người mới thích ứng với công tác của mình.
Ba là, lớp kiến thức nâng cao. Đào tạo bổ sung những kỹ năng công việc, kiến thức chuyên sâu. Đối tượng theo học là CBCC có thời gian công tác trong khoảng 1- 3 năm tại đơn vị.
Bốn là, lớp kiến thức mở rộng. Đào tạo cho CBCC kiến thức mở rộng trên các lĩnh vực để có thể thực hiện những công việc liên quan khác khi cần;
Năm là, lớp kiến thức bổ sung. Tập trung những kiến thức không chỉ liên quan đến công việc hiện tại, mà còn nâng cao khả năng làm việc, tầm nhìn trong tương lai.
Bên cạnh đó, UBND Quận cần phải theo sát kế hoạch đào tạo của các Sở, ban, ngành của Thành phố để đưa nguồn nhân lực đi đào tạo, nhằm trang bị cho nguồn nhân lực tại cơ sở ngày càng có chất lượng hơn, phù hợp với xu thế phát triển xã hội hiện nay. Hàng năm, theo chương trình, kế hoạch đào tạo của Thành phố thì phòng Nội vụ quận sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho t ng khu vực, xem xét t ng đối tượng để đào tạo. Đảm bảo việc đào tạo đúng đối tượng, đúng trình độ. Việc lập kế hoạch hàng năm phải đảm bảo sau khi đào tạo sẽ đáp ứng được công tác chuyên môn và sắp xếp đúng vị trí được đào tạo; phải tham khảo ý kiến các đơn vị liên quan để đảm bảo được trọng tâm đào tạo và sau khi kế hoạch được duyệt phòng Nội vụ tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch.
Nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng, tổ chức theo tiêu chuẩn nghiệp vụ CBCC và tập trung theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu; điều này được thể hiện ở chỗ là mỗi chức danh, mỗi vị trí việc làm được bồi dưỡng những kiến thức và kỹ năng phù hợp, thiết thực với công việc đang đảm nhận, các chương trình cụ thể như: kỹ năng dành cho CBCC lãnh đạo quản lý; nghiệp vụ cho CBCC làm công tác nhân sự, cải cách hành chính, văn thư lưu trữ, soạn thảo văn bản; ứng dụng công nghệ thông tin; xử lý tình huống... Hình thức đào tạo, bồi dưỡng luôn kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, chia tổ nhóm thảo luận, làm bài tập tình huống; minh họa quy trình, thao tác thực thi nhiệm vụ bằng hình ảnh trình chiếu video clip, hướng dẫn nghiệp vụ theo
hình thức “cầm tay, chỉ việc”. Đối với các lớp tập huấn lập hồ sơ công việc, kỹ năng soạn thảo văn bản, sau khi nghiên cứu lý thuyết, cần tổ chức thực hành thông qua hội thi, đợt thi… để t đó làm cho các chương trình đào tạo trở nên thực tế và thu hút sự tham gia nhiệt tình của CBCC. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo theo yêu cầu thực tế, linh hoạt, thiết thực, hiệu quả, có tính liên thông, tránh trùng lắp giữa các chương trình; chú trọng bồi dưỡng đào tạo kỹ năng, tác nghiệp, tăng thực hành, giảm lý thuyết, cập nhật kiến thức, kinh nghiệm xử lý tình huống.
Phối hợp với cơ sở đào tạo: tổ chức kiểm tra tài liệu theo nội dung quy định trong chương trình khung được giao, phù hợp với đối tượng đào tạo.
Về hình thức đào tạo, bồi dưỡng
Một là, đào tạo tập trung, tại chức, bán tập trung, tập huấn, tham quan.
H i là, đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu của cán bộ hoặc cán bộ đi học tại các trường được nhà nước công nhận, quận hỗ trợ một phần kinh phí và thực hiện các chính sách theo quy định.
Cần giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho CBCC giúp họ hướng đến các giá trị như: trách nhiệm, liêm chính, khách quan, công bằng, sáng tạo, uy tín, tuân thủ luật pháp, xây dựng tầm nhìn nền công vụ hướng đến mục tiêu phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả. Giáo dục, khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước và cần cù lao động của CBCC Việt Nam là một giải pháp cơ bản đáp ứng yêu cầu giáo dục, kích thích tính tích cực lao động cho đội ngũ CBCC. Đó là, tiếp thu, phát triển những giá trị truyền thống còn phù hợp, như: truyền thống tương thân, tương ái, đồng cam, cộng khổ, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lao động... Bên cạnh đó cần loại bỏ triệt để những điều không tốt, cản trở sức lao động của đội ngũ CBCC hiện tại, như: bình quân chủ nghĩa, chủ nghĩa thân quen hay kết bè kết phái…
Ngoài ra, cần ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khảo sát nhu cầu đào tạo để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng được hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn. Có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học cho lực lượng CBCC trong toàn UBND Quận.
Về đào tạo, bồi dưỡng trong nước
Thứ nhất, về mặt kiến thức chung: lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, quan hệ ứng xử, giao tiếp của cán bộ với nhân dân và kiến thức khác; bồi dưỡng ngắn hạn về pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng, kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, cải cách hành chính, chính quyền đô thị, …
Thứ h i, về mặt kiến thức và kỹ năng chuyên ngành cụ thể cho t ng chức danh:
- Trình độ tin học, ngoại ngữ:
+ Đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ ở các bộ phận có quan hệ giao tiếp thường xuyên với người nước ngoài thông qua các chương trình của thành phố và quận;
+ Đào tạo kỹ năng sử dụng các phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý nhà nước, tin học văn phòng và các ứng dụng có liên quan.
Về đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài
Cử CBCC đủ điều kiện tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ của thành phố cho CBCC trẻ, có triển vọng và năng lực thực tiễn theo các chuyên ngành về quản lý nhà nước, cải cách hành chính, y tế, giáo dục, kinh tế, quản lý đô thị, môi trường, văn hóa, thể dục – thể thao, .v.v. Tạo điều kiện cho cán bộ có trình độ cao đi đào tạo ở nước ngoài, khuyến khích du học tự túc.
Xây dựng quy hoạch tổng thể công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC
Một là, xây dựng quy hoạch tổng thể công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC gắn với việc bố trí sử dụng nhằm khắc phục tình trạng bố trí không đúng ngành nghề đã được đào tạo;
Hai là, xác định cụ thể chương trình đào tạo theo công việc theo chức danh;
Ba là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh trước khi bổ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn của chức danh được bổ nhiệm; đào tạo lại phù hợp với vị trí mới khi thực hiện luân chuyển cán bộ hoặc điều động theo yêu cầu đột xuất.