7. Bố cục của luận văn
1.4.5. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo là một quá trình học hỏi những kỹ năng cần thiết của người lao động về công việc để họ thực hiện công việc được tốt hơn. Có thể nói đào tạo là chính sách cơ bản để nâng cao chất lượng lao động, đồng thời cũng là cách thức để tạo ĐLLV cho người lao động ngày càng cống hiến năng lực của mình cho tổ chức. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người ngày càng phải tiếp xúc với những công việc đòi hỏi trình độ cao hơn. Do đó, họ có nhu cầu học tập để không ng ng nâng cao trình độ, đáp ứng kịp thời sự phát triển như “vũ bão” của khoa học – công nghệ.
Tại UBND Quận 1, đa phần các lãnh đạo các phòng, ban đều cho biết các chính sách đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, đúng thời điểm sẽ tạo ĐLLV vô cùng lớn cho đội ngũ chuyên viên, nhân viên đơn vị; đồng thời để duy trì và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đơn vị. Công tác đào tạo thể hiện được sự quan tâm của tổ chức tới nhân sự; t đó tạo niềm tin gắn kết người lao động với tổ chức, tạo cho họ động lực để phát huy khả năng của mình để phục vụ cho tổ chức đồng thời cũng tạo điều kiện để áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào tổ chức.
Theo học thuyết của Maslow thì học tập và được đào tạo là một trong những nhu cầu bậc cao của con người. Tâm lý nhân viên có ý thức muốn vươn lên trong cuộc sống và nâng cao địa vị của mình trong tổ chức thì đào tạo, bồi dưỡng sẽ mang lại cơ hội đó cho họ.
Trong lĩnh vực hành chính, đào tạo - bồi dưỡng CBCC được xem là một nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của CBCC; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn cũng như thái độ phục vụ người dân.