Cơ hội thăng tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 38)

7. Bố cục của luận văn

1.4.4. Cơ hội thăng tiến

Tạo ra ĐLLV cho người lao động bằng sự thăng tiến tức là sử dụng công tác bổ nhiệm, thăng chức để tạo ra những vị trí công tác cao hơn, nhằm ghi nhận sự trưởng thành trong công tác, thành tích đóng góp, công hiến cho đơn vị; tạo ra vị thế thích hợp với năng lực, để kích thích tính hăng hái, nhiệt tình của người lao động, thúc đẩy họ cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.

Bất kỳ một người lao động trong tổ chức nào cũng làm việc với mong muốn có một vị trí thích hợp nào đó trong đơn vị, được khẳng định vị thế của mình với đồng nghiệp và bạn bè. Như vậy, có thể thấy rằng những lý thuyết của nhà tâm lý học Maslow vẫn đúng với ngày nay. Thể hiện ở khía cạnh, bậc nhu cầu thứ năm trong tháp nhu cầu Maslow về vấn đề cá nhân muốn được thể hiện bản thân, muốn sáng tạo và được mọi người xung quanh cũng như tổ chức th a nhận. Khi nhà quản lý quan tâm đến nhu cầu này, người lao động sẽ cảm thấy mình được tổ chức th a nhận và có sự ghi nhận về mức độ cống hiến thông qua tạo các cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cho người lao động. Hơn thế nữa, trong cơ quan nhà nước, những công chức có thành tích trong công vụ phải được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng. Bên cạnh đó, công chức được khen thưởng do có thành tích xuất sắc hoặc có công trạng thì được nâng lương trước thời hạn, được ưu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vụ cao hơn nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhu cầu. Ngược lại, công chức vi phạm kỷ luật thì bị xử lý kỷ luật một cách nghiêm minh để làm gương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)