Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 103)

25 Đánh giá thực trạng hoạt động tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức

3.2.6. Xây dựng môi trường làm việc hiệu quả

Qua kết quả khảo sát tại chương 2, 48,8% CBCC đồng ý cho rằng trang thiết bị và điều kiện nơi làm việc rất tốt; vẫn có 12,5% không đồng ý. Tỉ lệ đồng ý cao

do UBND Quận luôn chú trọng trong việc cố gắng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất, đảm bảo chất lượng phục vụ giải quyết công việc sự vụ hằng ngày của CBCC;

46,3% CBCC đồng ý cho rằng nơi làm việc rất vệ sinh sạch sẽ; 12,5% không đồng

ý; 51,2% CBCC đồng ý cho rằng họ cảm thấy an toàn khi làm việc tại UBND Quận 1; chỉ 5% không đồng ý. Như vậy, UBND Quận 1 chỉ cần hoàn thiện thêm điều

kiện làm việc, tạo môi trường cơ sở vật chất đầy đủ, tiện ích, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất cho CBCC làm việc. Để xây dựng môi trường làm việc tốt, mỗi phòng ban, đơn vị phải xác định đây là một trong những nhiệm vụ cần ưu tiên hàng đầu, phải đảm bảo trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất cần thiết trên cơ sở lập kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị qua t ng năm sao cho v a được trang bị đầy đủ các vật dụng văn phòng cần thiết mà vẫn tiết kiệm, không lãng phí.

Tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho CBCC cũng cảm thấy thoải mái và thuận tiện nhất trong các thao tác hành chính văn phòng thông thường. Vì vậy, đáp ứng yêu cầu này sẽ là một nguồn khích lệ to lớn dành cho tập thể CBCC làm việc tại UBND Quận 1.

Ngoài ra, do tình trạng công việc được giao phó quá nhiều nên CBCC phải tranh thủ thời gian nghỉ để hoàn thành, hoặc do tình trạng thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe của CBCC, làm họ cần thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục.

Tạo môi trường làm việc thân thiện, đoàn kết giữa lãnh đạo và nhân viên, giữa các nhân viên với nhau. Đây là một nội dung hết sức quan trọng, đòi hỏi người lãnh

đạo phải là người công tâm, có tâm huyết với công việc, có đầu óc tổ chức để có thể xây dựng cơ quan vững mạnh. Tạo lập các giá trị về công bằng, bình đẳng, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau trong công sở. Đồng thời, đoàn kết, thống nhất thì mới hoàn thành nhiệm vụ chung của cơ quan, đơn vị. Cho nên, vấn đề xây dựng nếp ứng xử, biết trân trọng, yêu quý nhân tài, xem sự cống hiến cho đất nước, cho xã hội, đóng góp vì tập thể là thước đo giá trị con người chứ không phải ở chức vụ, cương vị cao hay thấp; Tạo ra bầu không khí thi đua lành mạnh, có văn hóa trong tổ chức. Quan tâm, phát hiện những mâu thuẫn cá nhân bên trong công sở để kịp thời giải quyết, thường xuyên để mọi người gắn bó với nhau cùng phấn đấu.

Đời sống văn hóa nơi công sở cần được chăm lo đúng mức vì hiệu quả làm việc của mỗi CBCC không chỉ phụ thuộc vào thu nhập, mà còn là đời sống văn hóa công sở. Đây chính là điều căn bản để người CBCC gắn bó yên tâm làm việc lâu dài, đóng góp cho cơ quan, tổ chức. Giá trị mà mỗi người CBCC hướng đến không chỉ phản ánh qua lương, thưởng mà còn phải mang tính chất văn hóa. Mỗi CBCC phải có động cơ làm việc và phấn đấu. Ngoài thu nhập, còn rất nhiều ý nghĩa nhân văn cao hơn giá trị tiền lương, đó là bình đẳng trong hưởng thụ giá trị đời sống vật chất, tinh thần theo quy định của cơ quan; được chăm lo bảo vệ khi làm việc đúng pháp luật và có hiệu quả. Xây dựng và nâng cao vai trò của văn hoá công sở trong việc phát huy tính tích cực lao động của CBCC.

Trong đó, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ lãnh đạo, CBCC về văn hóa công sở là rất cần thiết. CBCC phải có tác phong tốt, tác phong của người công chức có văn hóa ở công sở thể hiện cách giải quyết công việc dứt khoát, có nguyên tắc nhưng nhẹ nhàng, tôn trọng người giao tiếp: nói năng mạch lạc, đi đứng đàng hoàng, ánh mắt thiện cảm, nó xa lạ với tệ quan liêu, tham nhũng...

Để thực hiện được yêu cầu nói trên, hàng năm cần đưa chương trình bồi dưỡng về văn hóa công sở vào chương trình đào tạo lại CBCC. Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền địa phương. Tuy nhiên, dường như quyết định này chưa hoàn toàn được phổ biến, tuyên truyền rộng rãi nên không có

nhiều CBCC biết đến. Người đứng đầu một cơ quan phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều kiện phát triển. Đồng thời tạo nên một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao. Điều cốt lõi là người lãnh đạo cần giải quyết tốt được bài toán về quyền lợi của mỗi thành viên trong cơ quan sao cho công bằng, phù hợp với năng lực làm việc và khả năng cống hiến của t ng người. Cải thiện, nâng cao môi trường làm việc của các cơ quan hành chính ngày càng chuyên nghiệp, thân thiện, hiện đại để CBCC ngày càng gắn bó với đơn vị; nâng cao kỷ cương, công bằng, chống tham nhũng, lãng phí; lành mạnh hóa sinh hoạt cuộc sống, phê bình các thói quen tiêu dùng có hại đến sức khỏe như nghiện thuốc lá, nghiện rượu và thực hiện chế độ nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng hợp lý cho CBCC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo ĐLLV cho cán bộ, công chức tại ủy ban nhân dân quận 1 – thành phố hồ chí minh (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)